Sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không?

Xử lý trường hợp trong đấu thầu thuốc như thế nào? Bệnh viện yêu cầu 1000 hộp thuốc và được Bảo hiểm duyệt cho số tiền mua 1000 hộp này nhưng mình chỉ cung ứng được 500 hộp ở thời điểm đấu thầu. Bệnh viện chấp nhận và mình trúng thầu, cung ứng cho bệnh viện (lưu ý thuốc này chỉ có một công ty mình có và thuốc đặc trị, không có thay thế). Tuy nhiên sau này, khi áp dụng điều khoản mua vượt 20%, bên bệnh viện vẫn thiếu. Vậy trong luật có cho phép khi đã mua vượt 20%, có thể mua thêm mà không cần đấu thầu lại không? Đồng thời sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không? Cảm ơn bạn! Câu hỏi của bạn Tuấn An đến từ Đồng Nai.

Có thể mua thêm vượt quá số lượng 20% mà không cần phải tiến hành đấu thầu lại hay không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 37 Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:

Ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu
1. Trước thời điểm ký hợp đồng, bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng tối đa không quá 10% so với số lượng thuốc tại kế hoạch đấu thầu với điều kiện không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu.
2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức từ 2% đến 10% giá hợp đồng. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức từ 2% đến 3% giá hợp đồng.
3. Thủ trưởng cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết.
Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải trình lý do với người có thẩm quyền.
4. Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng, cùng dạng bào chế đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký.
5. Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký và không phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung:
a) Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ còn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị;
b) Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học sau khi đã trúng thầu;

c) Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh.
...

Theo đó, khi đấu thầu thuốc pháp luật đã quy định rõ là tối đa chỉ vượt 20%. Nếu muốn mua thêm thì bắt buộc phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung.

Sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không?

Sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không?

Trước khi đấu thầu thuốc thì việc phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là bao lâu khi nộp đầy đủ hồ sơ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 15/2019/TT-BYT như sau:

Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu
1. Trong thời hạn 10 ngày (với gói thầu quy mô nhỏ trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị tổ chức thẩm định quy định tại Khoản 3 Điều 34 Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo bằng văn bản kết quả lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.
4. Trường hợp gói thầu thuốc có nhiều phần riêng biệt mà thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu có thể ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp thuốc của cơ sở y tế thì bên mời thầu được xem xét, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho một hoặc nhiều phần thành các đợt khác nhau để bảo đảm tiến độ cung cấp thuốc.
5. Khi gói thầu có các thuốc không có nhà thầu dự thầu hoặc không có nhà thầu trúng thầu hoặc không xử lý được theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư này, bên mời thầu thực hiện hủy thầu các thuốc đó và tách thành gói thầu khác để trình người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Thời gian thẩm định và phê duyệt kế hoạch điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này. Trường hợp thông tin của các mặt hàng thuốc tại gói thầu bao gồm: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó không thay đổi so với kế hoạch đã được phê duyệt trước đó thì người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kế hoạch mà không phải thẩm định lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày (với gói thầu quy mô nhỏ trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị tổ chức thẩm định quy định tại Khoản 3 Điều 34 Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Như vậy, Trước khi đấu thầu thuốc thì việc phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là 10 ngày.

Sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc có được nâng lên cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phê duyệt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Thông tư 15/2019/TT-BYT như sau:

Giá thuốc trúng thầu
Giá trúng thầu của từng thuốc không được cao hơn giá của thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư này.

Theo đó, giá trúng thầu của từng thuốc không được cao hơn giá của thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư này.

Như vậy, về nguyên tắc sau khi trúng đấu thầu thuốc thì giá thuốc không được cao hơn giá của thuốc đó trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và không vượt giá bán buôn kê khai. Tuy nhiên có vẫn có trường hợp ngoại lệ theo quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu thầu thuốc

Lê Đình Khôi

Đấu thầu thuốc
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu thầu thuốc Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Theo Thông tư 06, mẫu bảng tổng giá trị các phần công việc trong tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu là mẫu nào?
Pháp luật
Thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là mẫu nào?
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dựa trên nguyên tắc nào theo quy định pháp luật? Xác định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà thầu cần phải đảm bảo những điều kiện gì để được xem xét đề nghị trúng thầu đối với đấu thầu thuốc trong năm 2022?
Pháp luật
Lộ trình lựa chọn nhà thầu qua mạng hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
Pháp luật
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu có bắt buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định không?
Pháp luật
Hình thức chỉ định thầu rút gọn có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? Có phải lập hồ sơ yêu cầu hay không?
Pháp luật
Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào