Sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông đúng không?
- Sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông đúng không?
- Nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông là gì?
- Phân công trách nhiệm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông ra sao?
Sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông đúng không?
Ngày 21/9/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
Theo đó, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Cụ thể:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông.
Sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông đúng không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Chương trình hành đồng của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông như sau:
- Tập trung rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân; thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông.
Phân công trách nhiệm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Chương trình hành đồng của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ phân công trách nhiệm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông như sau:
- Bộ Tài chính
Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện.
- Bộ Giao thông vận tải
+ Chủ trì hoàn thiện dự thảo Luật Đường bộ để Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV, thông qua tại Kỳ họp thứ 7;
+ Tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ trung ương tới các địa phương; giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư bằng ngân sách địa phương, đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với các tuyến đường cao tốc theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam; đầu tư mở rộng các tuyến đường quốc lộ hiện có theo quy hoạch và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kết hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật để phân định rõ trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn và hành lang bảo vệ công trình giao thông phù hợp quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, các luật chuyên ngành và các quy định khác của pháp luật để quy định rõ trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý kết cấu hạ tầng giao thông trong việc phát hiện, ngăn chặn vi phạm, thông báo cho chính quyền địa phương các vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Nghiên cứu phân cấp quản lý các đoạn luồng hàng hải trên sông cho địa phương để chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, hạn chế tai nạn giao thông đối với các công trình cầu trên các tuyến giao thông huyết mạch;
+ Rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các chính sách pháp luật nhằm tiếp tục phân cấp, phân quyền để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do mình đầu tư xây dựng, quản lý; cơ quan quản lý đường bộ chịu trách nhiệm tổ chức giao thông, điều chỉnh tổ chức giao thông các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, nhằm bảo đảm tính khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục kịp thời các bất cập về giao thông trong quá trình khai thác, sử dụng;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý, tổ chức giao thông đối với các đường thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn, nhằm bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý trong công tác xây dựng, quản lý, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn;
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép lưu hành xe quá tải, xe quá khổ giới hạn và xe bánh xích lưu thông trên đường bộ; trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của chủ xe, lái xe và cơ quan cấp phép, cơ quan quản lý đường bộ trong việc công bố tải trọng, khổ giới hạn đường bộ, trách nhiệm về cung cấp các thông tin phục vụ cấp phép, việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khi tham gia giao thông sau khi được cấp phép;
+ Hoàn thiện chính sách pháp luật phân cấp, phân quyền trong vận tải đường bộ và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe: Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để công tác quản lý danh mục tuyến cố định liên tỉnh cho các Sở Giao thông vận tải; Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam) với các Sở Giao thông vận tải và cơ quan, đơn vị khác trong việc xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng dữ liệu từ hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.
Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2016/NĐ-CP để phân cấp các Sở Giao thông vận tải quyết định toàn bộ công tác đào tạo, sát hạch lái xe, các thủ tục liên quan đến dịch vụ công tác này, các thủ tục chấp thuận trung tâm sát hạch.
- Bộ Công an
+ Chủ trì hoàn thiện dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV, thông qua tại Kỳ họp thứ 7;
+ Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật để phân định rõ trách nhiệm của lực lượng Công an trong công tác chỉ huy, điều hành giao thông; cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin để xác định và xử lý điểm đen tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; việc phân cấp, phân quyền cho lực lượng Công an trung ương và địa phương trong việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc;
+ Sớm hoàn thiện Thông tư quy định và hướng dẫn thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông đường bộ (Thay thế Thông tư 58/2008/TT-BCA (C11).
- Bộ Xây dựng
Rà soát, lồng ghép các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khi xây dựng mới, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý; xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá về trật tự, an toàn giao thông tại các đô thị, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước
Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chủ động đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương, giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân; huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?