Sĩ quan phục viên được hưởng chính sách gì? Có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Sĩ quan phục viên được hưởng các chính sách gì?
Đối với sĩ quan phục viên về địa phương chưa tới tuổi nghỉ hưu hoặc không chuyển chuyển ngành thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC, cụ thể như sau:
"Điều 8. Phục viên về địa phương
1. Sĩ quan QNCN thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh, không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương.
2. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phục viên sĩ quan, QNCN còn được hưởng các quyền lợi sau:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng;
c) Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú."
Ví dụ cụ thể kèm theo như sau:
Đồng chí Hoàng Tuấn Mạnh, 32 tuổi, thượng uý, trung đội trưởng, có thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 02 tháng (được tính thâm niên nghề là 14%), do đơn vị sáp nhập, không điều chỉnh sắp xếp được, phục viên về địa phương kể từ ngày 01/4/2009. Tiền lương hiện hưởng của tháng liền kề trước khi đồng chí Mạnh phục viên là:
- Lương quân hàm Thượng uý (hệ số 5,00):
540.000 đ x 5,00 = 2.700.000 đồng
- Phụ cấp chức vụ (hệ số 0,20):
540.000 đ x 0,20 = 108.000 đồng
- Phụ cấp thâm niên nghề (14%)
2.808.000 đ x 14% = 393.120 đồng
Tổng số: 3.201.120 đồng/tháng
Khi phục viên, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng chí Mạnh còn được hưởng chế độ trợ cấp phục viên từ ngân sách nhà nước như sau:
- Trợ cấp tạo việc làm: 540.000 đồng x 6 tháng = 3.240.000 đồng
- Trợ cấp phục viên một lần:
Thời gian công tác trong quân đội của đồng chí Mạnh là 14 năm 2 tháng, thời gian làm tròn để tính hưởng trợ cấp phục viên một lần là 14 năm.
Trợ cấp phục viên một lần của đồng chí Mạnh được hưởng:
3.201.120 đồng x 14 năm x 1 tháng = 44.815.680 đồng
- Tổng số tiền trợ cấp phục viên của đồng chí Mạnh được nhận là:
3.240.000 đồng + 44.815.680 đồng = 48.055.680 đồng
Sĩ quan phục viên được hưởng chính sách gì? Có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không? (Hình từ internet)
Sĩ quan phục viên có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Về bồi thường chi phí đào tạo, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng như sau:
"Điều 9. Bồi thường thiệt hại
...
2. Quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Tự ý bỏ học;
b) Vi phạm kỷ luật đến mức không được tiếp tục đào tạo;
c) Đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 05 năm đối với những đối tượng được đào tạo dưới 05 năm và đến 07 năm đối với những đối tượng được đào tạo từ 05 năm trở lên tính từ khi tốt nghiệp."
Như vậy khoảng thời gian công tác của anh chưa đủ 5 năm nên rất có thể khi phục viên sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.
Sĩ quan phục viên đi làm ở doanh nghiệp bên ngoài thì có được tính tiếp bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
"Điều 9. Phục viên về địa phương sau đó chuyển ngành hoặc chuyển sang các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước
...
2. Sĩ quan, QNCN đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:
a) Không phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp phục viên một lần đã nhận theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Mục này;
b) Nếu có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận."
Như vậy nếu sĩ quan phục viên khi làm việc tại các doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước muốn được tiếp tục tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?