Sinh viên sử dụng sách và giáo trình photocopy trong nhà trường có vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ không?
Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ?
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ?
Về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
- Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Sinh viên sử dụng sách và giáo trình photocopy trong nhà trường có vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ không?
Hiện nay, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009):
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
+Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Giáo trình photocopy
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại quy định trên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
-Tác phẩm được bảo hộ quy định tại quy định trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, tác phẩm được bảo hộ sẽ bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng...Việc bảo hộ quyền tác giả nhằm thể hiện sự tôn trọng nỗ lực, trí tuệ, sức lao động trí óc, sự đầu tư tiền bạc và thời gian của tác giả. Có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ thể chủ quyền sở hữu. Vì vậy, pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành đưa ra các quy định chủ thể khi tiếp cận đến tác phẩm phải tôn trọng quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng có quy định những trường hợp nào được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và những trường hợp phải trả tiền nhuận bút, thù lao; cùng những hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả.
Xét hành vi cụ thể như photocopy sách và giáo trình, có thể liên hệ đến một số trường hợp được phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
...
Theo đó, hành vi tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân được áp dụng không nhằm mục đích thương mại.
Tóm lại, trường hợp sinh viên photocopy giáo trình và sách để nghiên cứu, phục vụ cho việc học tập không bị xem là vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thực tế hiện này xuất hiện ngày càng nhiều càng đối tượng trục lợi từ photocopy sách, các giáo trình gốc để bán, thu được lợi nhuận. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công sức, thu nhập và trí tuệ của tác giả. Thế nên, việc các trường đại học cho phép sinh viên lạm dụng quá nhiều bản sao tài liệu, giáo trình nghiên cứu học tập có thể xem là hình thức tiếp tay gián tiếp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả.
Trước đây, nội dung này quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) như sau:
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
...
Lê Diễm Phúc
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
- điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
- Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?