Sinh viên sư phạm chỉ phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ học tập trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Sinh viên sư phạm chỉ phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ học tập trong trường hợp nào?
- Thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ học tập đối với sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác có phải do nhà trường ban hành không?
- Sinh viên sư phạm có thể nộp trả theo từng đợt đối với khoản bồi hoàn kinh phí hỗ trợ hay không?
Sinh viên sư phạm chỉ phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ học tập trong trường hợp nào?
Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP như sau:
Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP có quy định về chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn như sau:
Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
2. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Như vậy, đối với sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác (02 năm) thì chỉ cần bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ học tập.
Mức bồi hoàn kinh phí hỗ trợ học tập trong trường hợp này sẽ được xác định theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Sinh viên sư phạm chỉ phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ học tập trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ học tập đối với sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác có phải do nhà trường ban hành không?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP về việc ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm như sau:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Đối với sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm hoặc gia đình thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
...
Như vậy, đối với trường hợp sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ chứ không phải nhà trường.
Sinh viên sư phạm hoặc gia đình có trách nhiệm phải nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn theo quy định khi nhận được thông báo.
Sinh viên sư phạm có thể nộp trả theo từng đợt đối với khoản bồi hoàn kinh phí hỗ trợ hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
...
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
...
Theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Tuy nhiên việc nộp trả khoản tiền hỗ trợ có thể thực hiện trong thời hạn tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí hỗ trợ học tập.
Như vậy, có thể sinh viên sẽ được nộp trả khoản kinh phí hỗ trợ theo từng đợt trong thời hạn 04 năm. Tuy nhiên để biết chính xác thủ tục hoàn trả thì sinh viên cần liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ thông tin.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh viên sư phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?