Sinh viên sư phạm đạt học lực hoặc điểm rèn luyện yếu sẽ không được hỗ trợ chi trả chi phí sinh hoạt?
Sinh viên sư phạm đạt học lực hoặc điểm rèn luyện yếu sẽ không được hỗ trợ chi trả chi phí sinh hoạt?
Căn cứ theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Tại khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2020/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 4 như sau:
“b). Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, sinh viên sư phạm có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí. Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo năm học”.
Theo đó, dự kiến sinh viên sư phạm sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí nếu từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, sinh viên sư phạm có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Như vậy, mức hỗ trợ chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường cho sinh viên Sư Phạm là 3,63 triệu đồng/tháng, so với dự thảo là không thay đổi.
Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2020/NĐ-CP đã thay đổi điều kiện nhận chi phí sinh hoạt, cụ thể học sinh đạt điểm rèn luyện hoặc học lực yếu sẽ không được nhận hỗ trợ.
Đồng thời thêm một điểm mới là việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm sẽ thực hiện theo năm học, việc này thuận tiện hơn trong việc thực hiện điều kiện xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo dự thảo.
Như vậy, nếu dự thảo được thông qua sinh viên sư phạm sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí nếu từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu.
Sinh viên sư phạm đạt học lực hoặc điểm rèn luyện yếu sẽ không được hỗ trợ chi trả chi phí sinh hoạt? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo quy định hiện hành bao gồm:
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác giáo dục.
Cụ thể, sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục cũng như không có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
- Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
1. Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo cho các thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên để đăng ký theo đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong phạm vi chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).
Sinh viên chỉ nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở đào tạo giáo viên.
3. Các cơ sở đào tạo giáo viên tổng hợp và thông báo cho các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thống nhất xét hỗ trợ cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
4. Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.
6. Danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo giáo viên đồng thời gửi cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để thực hiện.
Theo đó, thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định trên.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh viên sư phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?