Sổ đỏ đứng tên chồng, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất vợ có phải ký tên không? Vợ không ký tên thì hợp đồng có hiệu lực không?

Sổ đỏ đứng tên chồng, khi bán đất vợ có phải ký tên không? Vợ không ký tên thì hợp đồng có hiệu lực không? Sổ đỏ đứng tên chồng là tài sản chung, khi ly hôn được chia như thế nào? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm những nguyên tắc nào?

Sổ đỏ đứng tên chồng, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất vợ có phải ký tên không? Vợ không ký tên thì hợp đồng có hiệu lực không?

Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Trường hợp đất là tài sản riêng của người chồng

Theo Điều 43 Luật Hôn Nhân gia đình 2014 quy đinh như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Ngoài ra, theo Điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chồng, mà sổ đỏ chỉ có người chồng đứng tên thì người chồng có quyền bán mà không cần có chữ ký đồng ý của vợ. Và hợp đồng vẫn có hiệu lực trong trường hợp này.

Tuy nhiên, nếu trên mảnh đất mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Trong trường hợp này cần có chữ ký của cả vợ và chồng.

Trường hợp 2: Trường hợp đất là tài sản chung của vợ chồng:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng nếu:

Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó.

Do đó, khi bán đất cho người khác cần có chữ ký của cả vợ và chồng, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của người vợ cho người chồng được thực hiện thay quyền chuyển nhượng. Nếu không có chữ ký của vợ hợp đồng sẽ vô hiệu.

Sổ đỏ đứng tên chồng, khi bán đất vợ có phải ký tên không? Vợ không ký tên thì hợp đồng có hiệu lực không?

Sổ đỏ đứng tên chồng, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất vợ có phải ký tên không? Vợ không ký tên thì hợp đồng có hiệu lực không? (hình từ internet)

Sổ đỏ đứng tên chồng là tài sản chung, khi ly hôn được chia như thế nào?

Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Như vậy, việc phân chia tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc sổ đỏ đứng tên chồng không ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm những nguyên tắc nào?

Theo Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đỏ

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Sổ đỏ
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ đỏ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ đỏ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ hay không
Pháp luật
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2024? Phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp hay không? Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật nào?
Pháp luật
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định theo giá chuyển nhượng từng lần hay theo bảng giá đất?
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai mới nhất không?
Pháp luật
Có mấy mẫu sổ đỏ được cấp cho người sử dụng đất theo Luật Đất đai mới? Hai vợ chồng có chung quyền sử dụng đất thì trên sổ đỏ phải ghi tên ai?
Pháp luật
5 mức phạt liên quan đến Sổ đỏ từ ngày 04/10/2024 như thế nào? Mẫu sổ đỏ cũ và mẫu sổ đỏ mới có gì khác biệt không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào