Sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như thế nào?
- Sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như thế nào?
- Sơ đồ nhà ở thể hiện phạm vi chiếm đất của nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như thế nào?
- Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do ai lập và quản lý?
Sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như sau:
- Sơ đồ nhà ở được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
- Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư) thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở.
- Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ.
Lưu ý: Các trường hợp không thể hiện sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
- Giấy chứng nhận cấp cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
- Giấy chứng nhận cấp cho công ty nông, lâm nghiệp, trừ trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở của công ty;
- Giấy chứng nhận cấp cho toàn bộ diện tích đất để thực hiện dự án bất động sản;
- Đối tượng địa lý hình tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.
- Thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có từ 03 tài sản trở lên thì không thể hiện sơ đồ tài sản trên Giấy chứng nhận mà thể hiện tại mã QR của Giấy chứng nhận, trừ trường hợp các tài sản trên thửa đất của cá nhân hoặc của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Sơ đồ nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện như thế nào? (hình từ internet)
Sơ đồ nhà ở thể hiện phạm vi chiếm đất của nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như thế nào?
Căn cứ theo mục 2 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
2. Sơ đồ tài sản gắn liền với đất thể hiện trên Giấy chứng nhận
a) Sơ đồ tài sản gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa.
Trường hợp ranh giới tài sản gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì ưu tiên thể hiện ranh giới thửa đất (Hình 6 và Hình 7);
b) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ căn hộ) thể hiện phạm vi chiếm đất của nhà ở và công trình xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng như sau:
- Đối với nhà ở và các loại nhà khác thì sơ đồ nhà ở thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng xây dựng của tầng 1 (tầng trệt) tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà: không thể hiện sơ đồ chi tiết bên trong nhà đó (Hình 6 và Hình 7). Trường hợp nhà chung tường, nhờ tường thì thể hiện sơ đồ theo ranh giới thửa đất; có ký hiệu bằng mũi tên một chiều đối với trường hợp nhờ tường hoặc bằng mũi tên hai chiều đối với trường hợp chung tường (Hình 6);
- Đối với các loại công trình xây dựng khác thì thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng của công trình tại phần tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài của công trình;
...
Như vậy, sơ đồ nhà ở thể hiện phạm vi chiếm đất của nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
- Đối với nhà ở và các loại nhà khác thì sơ đồ nhà ở thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng xây dựng của tầng 1 (tầng trệt) tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà: không thể hiện sơ đồ chi tiết bên trong nhà đó (Hình 6 và Hình 7):
Trường hợp nhà chung tường, nhờ tường thì thể hiện sơ đồ theo ranh giới thửa đất; có ký hiệu bằng mũi tên một chiều đối với trường hợp nhờ tường hoặc bằng mũi tên hai chiều đối với trường hợp chung tường (Hình 6):
- Đối với các loại công trình xây dựng khác thì thể hiện vị trí, hình dáng, kích thước mặt bằng của công trình tại phần tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài của công trình;
Lưu ý: Sơ đồ này không áp dụng đối với căn hộ.
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do ai lập và quản lý?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định như sau:
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ cấp Giấy chứng nhận) được lập để theo dõi, quản lý việc cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai lập và quản lý sổ cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
2. Văn phòng đăng ký đất đai lập và quản lý sổ cấp Giấy chứng nhận đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cơ quan mình.
...
Như vậy, sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do:
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai lập và quản lý sổ cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
- Văn phòng đăng ký đất đai lập và quản lý sổ cấp Giấy chứng nhận đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cơ quan mình.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?