Sở Giao dịch Chứng khoán phải công bố những thông tin gì về giao dịch công cụ nợ trên trang thông tin điện tử của mình?

Cho tôi hỏi Sở Giao dịch Chứng khoán phải công bố những thông tin gì về giao dịch công cụ nợ trên trang thông tin điện tử của mình? Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo những hình thức nào? Câu hỏi của anh T.T.M từ Bến Tre.

Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo những hình thức nào?

Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:

Hình thức giao dịch
1. Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo hai hình thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.
2. Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại. Giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử được thực hiện theo một trong hai nguyên tắc sau:
a) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất toàn thị trường: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống và lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
b) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất lựa chọn: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung của yêu cầu chào giá được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.
...

Như vậy, theo quy định, Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo hai hình thức:

(1) Hình thức thỏa thuận điện tử;

(2) Hình thức thỏa thuận thông thường.

Sở Giao dịch Chứng khoán phải công bố những thông tin gì về giao dịch công cụ nợ trên trang thông tin điện tử của mình?

Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)

Sở Giao dịch Chứng khoán phải công bố những thông tin gì về giao dịch công cụ nợ trên trang thông tin điện tử của mình?

Việc công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định tại Điều 27 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:

Công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán có nghĩa vụ thực hiện công bố các thông tin sau đây trên trang thông tin điện tử của mình:
1. Thông tin về giao dịch công cụ nợ trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán:
a) Thông tin về các mã công cụ nợ được phép giao dịch, bao gồm: mã, kỳ hạn danh nghĩa, ngày phát hành, ngày đáo hạn, loại hình trả lãi (coupon hoặc zero coupon), lãi suất danh nghĩa (nếu có);
b) Thông tin về mức giá, khối lượng thực hiện gần nhất của mỗi kỳ hạn trong giao dịch mua bán thông thường công cụ nợ;
c) Thông tin về khối lượng đặt mua, đặt bán tại mức giá tốt nhất và giá trị tương ứng cho từng kỳ hạn trong giao dịch mua bán thông thường công cụ nợ;
d) Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường của từng loại hình giao dịch: Giao dịch thông thường và Giao dịch mua bán lại;
đ) Thông tin về đường cong lợi suất chuẩn (nếu có);
e) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Thông tin về thành viên giao dịch:
a) Danh sách thành viên;
b) Thông tin về kết nạp thành viên;
c) Thông tin về xử phạt thành viên;
d) Thông tin về chấm dứt tư cách thành viên;
đ) Các thông tin khác.
...

Như vậy, theo quy định, Sở Giao dịch Chứng khoán phải công bố thông tin về giao dịch công cụ nợ trên trang thông tin điện tử của mình, bao gồm:

(1) Thông tin về các mã công cụ nợ được phép giao dịch, bao gồm: mã, kỳ hạn danh nghĩa, ngày phát hành, ngày đáo hạn, loại hình trả lãi (coupon hoặc zero coupon), lãi suất danh nghĩa (nếu có);

(2) Thông tin về mức giá, khối lượng thực hiện gần nhất của mỗi kỳ hạn trong giao dịch mua bán thông thường công cụ nợ;

(3) Thông tin về khối lượng đặt mua, đặt bán tại mức giá tốt nhất và giá trị tương ứng cho từng kỳ hạn trong giao dịch mua bán thông thường công cụ nợ;

(4) Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường của từng loại hình giao dịch: Giao dịch thông thường và Giao dịch mua bán lại;

(5) Thông tin về đường cong lợi suất chuẩn (nếu có);

(6) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán có mấy loại thành viên?

Thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định tại Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-BTC như sau:

Phân loại thành viên giao dịch
1. Thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán có hai (02) loại thành viên giao dịch là thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt.
a) Thành viên giao dịch thông thường là các công ty chứng khoán được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch thông thường được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch đặc biệt chỉ được phép thực hiện mua, bán công cụ nợ cho chính mình tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
2. Kho bạc Nhà nước tham gia thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
...

Như vậy, theo quy định, thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán có hai (02) loại thành viên giao dịch:

(1) Thành viên giao dịch thông thường;

(2) Thành viên giao dịch đặc biệt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Giao dịch Chứng khoán

Nguyễn Thị Hậu

Sở Giao dịch Chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở Giao dịch Chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở Giao dịch Chứng khoán
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành viên giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin thế nào?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào? Nội dung giám sát?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền đình chỉ giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Pháp luật
Giao dịch nghi vấn là gì? Khi phát hiện các giao dịch nghi vấn, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin về giám sát thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian nào?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được quyền làm trung gian hòa giải khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán nghỉ giao dịch 07 ngày Tết âm lịch 2023? Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ Quốc Khánh 2023 như thế nào?
Pháp luật
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: Hoạt động nào chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước?
Pháp luật
Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban Chứng khoán trong trường hợp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào