Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Theo Kế hoạch 331/KH-BYT thực hiện công tác phòng, chống tội phạmchống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 do Bộ Y tế ban hành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 như sau:
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS:
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác xã hội hóa về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; kết hợp việc tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS với việc phòng chống các tệ nạn xã hội khác như ma túy, mại dâm, tội phạm mua bán người; tăng cường hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone…
- Công tác quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng:
Thường xuyên phối hợp với trung tâm Giáo dục lao động xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức theo dõi, quản lý bệnh nhân sau cai nghiện về với cộng đồng nhằm hạ thấp tỷ lệ tái nghiện; hỗ trợ thuốc và phương pháp luyện tập, nâng cao thể trạng cho người nghiện để tái hòa nhập cộng đồng.
- Công tác quản lý việc sản xuất, kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc gây nghiện trong y tế:
Công tác quản lý việc phân phối, sử dụng thuốc gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc trong y tế là lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tội phạm do đó cần được đặc biệt chú trọng.
Phòng Nghiệp vụ Dược có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác phân phối, kinh doanh thuốc gây nghiện và tiền chất dùng làm thuốc.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc gây nghiện theo đúng quy chế do Bộ Y tế ban hành.
Thanh tra Sở Y tế có kế hoạch chủ động phối hợp cùng lực lượng phòng chống các tội phạm về ma túy Công an tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác quản lý, phân phối, sử dụng thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong y tế.
- Tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật:
+ Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc quyền quản lý; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời các trường hợp có sai phạm nhằm hạn chế khả năng dẫn đến phạm tội của công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế địa phương.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo quy định của pháp luật.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì về phòng chống mua bán người?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống mua bán người 2011, Nhà nước có các chính sau:
- Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
- Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Phòng chống mua bán người 2011, việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người sẽ theo 7 nội dung chính như sau:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
- Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2011.
- Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
- Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
Dẫn chiếu Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?