Sơn giàu kẽm có bao nhiêu loại? Báo cáo thử nghiệm đối với sơn giàu kẽm phải có những thông tin gì?
- Sơn giàu kẽm có bao nhiêu loại? Báo cáo thử nghiệm đối với sơn giàu kẽm phải có những thông tin gì?
- Điều kiện chung đối với phép thử áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép là gì?
- Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép là gì?
Sơn giàu kẽm có bao nhiêu loại? Báo cáo thử nghiệm đối với sơn giàu kẽm phải có những thông tin gì?
Sơn giàu kẽm có bao nhiêu loại?
Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9012:2011 về Sơn giàu kẽm thì:
Sơn giàu kẽm được chia thành hai loại như sau:
Loại 1: Sơn giàu kẽm vô cơ gồm hai phần, một dạng lỏng và một dạng bột, sử dụng alkyl silicat làm chất tạo màng.
Loại 2: Sơn giàu kẽm hữu cơ có hai loại.
Một loại có ba thành phần, hai dạng lỏng và một dạng bột;
Một loại có hai thành phần đều ở dạng lỏng (pha lỏng có bột kẽm và chất đóng rắn) sử dụng nhựa epoxy làm chất tạo màng.
Polyamid, amin và sản phẩm cộng amin (amin adduct), v.v… được sử dụng làm chất đóng rắn.
Báo cáo thử nghiệm đối với sơn giàu kẽm phải có những thông tin gì?
Theo quy định tại tiểu mục 6.13 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9012:2011 về Sơn giàu kẽm thì:
Báo cáo thử nghiệm phải có ít nhất các thông tin sau:
- Tất cả chi tiết cần thiết để nhận biết sản phẩm được thử;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Chất lượng vật liệu, kích thước, số lượng tấm thử được yêu cầu đối với từng phép thử;
- Kết quả thử tương ứng với từng phép thử, nếu trường hợp thử độ bền thời tiết phải nêu rõ vị trí và loại trạm phơi mẫu, ngày bắt đầu phơi mẫu và ngày đánh giá, hướng đặt các tấm mẫu trong quá trình phơi....
- Bất kỳ sai khác với phương pháp thử quy định;
- Ngày thử nghiệm.
Sơn giàu kẽm có bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Điều kiện chung đối với phép thử áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép là gì?
Điều kiện chung đối với phép thử áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9012:2011 về Sơn giàu kẽm, cụ thể:
1. Phép thử được thực hiện ở nhiệt độ thông thường trong phòng thử nghiệm, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp, ít chịu ảnh hưởng bởi khí, hơi và bụi.
2. Việc trộn các thành phần chính và chất đóng rắn phải theo hướng dẫn cho sản phẩm đó.
3. Mẫu đã trộn, sau khi trộn đều, lọc bằng rây kim loại có lỗ 600 µm và được sơn ngay. Không sử dụng mẫu để lâu quá 5 h kể từ khi bắt đầu trộn.
4. Tấm thử
Trừ khi có quy định khác, tấm thử phải là tấm thép phù hợp với TCVN 5670 (ISO 1514), có kích thước (200 x 100 x 3,2) mm.
Trừ khi có quy định khác, tấm thử được làm sạch bằng cách thổi chất mài mòn (như cát silica) sao cho đạt được loại bề mặt Sa 2½ hoặc cao hơn theo quy định tại ISO 8501-1.
5. Sơn mẫu đã trộn theo phương pháp phun (phun khí nén), chiều dày màng khô phải là 75 µm ± 10 µm với một lần phủ.
Nếu cần, mẫu có thể được pha loãng đến 10 % (khối lượng) của hỗn hợp, sử dụng chất pha loãng được quy định đối với sản phẩm.
Điều kiện phun phải là điều kiện được quy định đối với sản phẩm.
Chiều dày của màng sơn được xác định theo ISO 2808.
6. Lượng mẫu cần để xác định các chỉ tiêu chất lượng là khoảng 400 ml.
Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép là gì?
Phương pháp thử khả năng chịu nước áp dụng đối với sơn giàu kẽm được sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép được quy định tại tiết 6.2.8 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9012:2011 về Sơn giàu kẽm, cụ thể:
Về nguyên tắc
Ngâm mẫu thử vào trong nước và đánh giá tình trạng của màng sơn.
Về thiết bị, dụng cụ và hóa chất
- Thùng chứa, làm bằng thủy tinh, polyethylen hoặc polypropylen, có độ sâu khoảng 150 mm.
- Nước khử khoáng.
- Tấm thử
Chuẩn bị ba tấm thép, mỗi tấm có kích thước (150 x 70 x 3,2) mm được gia công bằng cách thổi chất mài mòn như trong 6.1.
Về cách tiến hành
Sơn một lần lên cả hai mặt tấm thử theo phương pháp quy định tại 6.1.5, dùng chổi sơn lại một lần nữa xung quanh tấm, để yên trong 7 ngày và lấy làm mẫu thử.
Lấy một trong ba tấm làm mẫu thử ở trạng thái ban đầu để đánh giá mẫu màng thử.
Đổ nước khử khoáng vào thùng chứa.
Ngâm hai tấm mẫu thử còn lại vào nước đã khử khoáng ở 20 oC và sâu khoảng 120 mm.
Sau 240h lấy mẫu thử ra khỏi dung dịch, kiểm tra ngay màng sơn và kiểm tra lại sau 2h.
Nếu không có vết nhăn, phồng rộp, nứt, hoặc bong tróc trên cả hai màng, gồm chiều rộng khoảng 10mm từ bề mặt chất lỏng của hai mẫu thử, và so sánh các màng sơn sau khi để yên 2h với mẫu thử ở trạng thái ban đầu chỉ ra mức độ thay đổi về độ bóng, độ mờ và mất màu không lớn, mẫu được đánh giá là không có bất thường khi ngâm vào trong nước.
CHÚ THÍCH: Giữ hai tấm thử với khoảng cách không lớn hơn 30 mm so với thành của thùng chứa và các tấm thử không được chạm vào nhau.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sơn giàu kẽm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?