Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt ra sao?
- Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt ra sao?
- Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng hiện nay ra sao?
- Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm những gì?
Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt ra sao?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về các vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:
a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;
d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền:
+ Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
+ Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của người khác bị phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng hiện nay ra sao?
Căn cứ Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng hiện nay được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân đáp ứng điều kiện quy định có yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề cho người có hồ sơ hợp lệ và có tên trong danh sách đạt yêu cầu về kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
(2) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
(3) Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ
(4) Lệ phí:
- Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/người/lần
Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại điểm 5 khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi có yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp Chứng minh thư nhân dân;
c) Bằng tốt nghiệp đại học (bản sao chứng thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu);
d) Bản sao chụp Chứng chỉ đào tạo về quyền đối với giống cây trồng hoặc bản chính của một trong các tài liệu sau: Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo về việc người nộp hồ sơ đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài quyền đối với giống cây trồng hoặc bản sao luận văn tốt nghiệp và có bản chính để đối chiếu; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký bảo hộ tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng hoặc đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm (05) năm trở lên.
đ) 02 ảnh 3x4;
e) Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
Theo đó, hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bao gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Người có đủ điều kiện sẽ nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục trồng trọt.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?