Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép thì bị xử vi phạm hành chính ra sao?
- Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép thì có bị xử phạt không?
- Người sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để quảng cáo khi chưa được cho phép có phải xin lỗi công khai người đối với người bị lấy hình ảnh không?
- Trường hợp nào có thể sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự cho phép?
Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép thì có bị xử phạt không?
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo có tính chất xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép của người đó thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân sử dụng hình ảnh của người khác trái phép nhằm quảng cáo từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (tổ chức vi phạm phạt gấp đôi).
Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép thì bị xử vi phạm hành chính ra sao? (Hình từ Internet)
Người sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để quảng cáo khi chưa được cho phép có phải xin lỗi công khai người đối với người bị lấy hình ảnh không?
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác để quảng cáo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (bổ sung bởi điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, cá nhân có hành vi sử dụng hình ảnh của người khác để làm clip đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích quảng cáo khi chưa được cho phép ngoài việc phải nộp tiền phạt thì còn phải xin lỗi bằng văn bản đối với người bị lấy hình ảnh sử dụng trái phép.
Trường hợp nào có thể sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự cho phép?
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật."
Theo quy định vừa nêu trên thì có thể sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong trường hợp:
(1) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
(2) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm:
- Hội nghị, hội thảo;
- Hoạt động thi đấu thể thao;
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác
Lưu ý: Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp này phải đảm bảo không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hình ảnh cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?