Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản
...
7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Như vậy, hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận có thể bị phạt mức tiền lên tới 400.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Tịch thu thủy sản khai thác
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng.
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Vùng khai thác thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam được phân chia như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về phân vùng khai thác thuỷ sản như sau:
- Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thuỷ triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
- Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
- Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau sẽ căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?