Sự kiện biên giới là gì theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 2009?
- Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, "sự kiện biên giới" được định nghĩa thế nào?
- Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ra sao?
- Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những gì?
- Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?
Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, "sự kiện biên giới" được định nghĩa thế nào?
Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa 2009.
Khái niệm "sự kiện biên giới" được định nghĩa như sau:
“Sự kiện biên giới” là các sự kiện do con người hoặc nguyên nhân khác gây ra, vi phạm quy chế quản lý biên giới, văn kiện hoạch định biên giới hoặc văn kiện phân giới, cắm mốc giữa hai nước.
Như vậy, khái niệm "sự kiện biên giới" theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc được định nghĩa theo nội dung trên.
Sự kiện biên giới là gì theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 2009? (Hình từ Internet)
Quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ra sao?
Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, quy định về đoạn quản lý của Đại diện biên giới được thực hiện theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Hiệp định.
Cụ thể như sau:
(1) Đại diện biên giới đoạn 01: từ mốc giao điểm ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc đến mốc 17.
(2) Đại diện biên giới đoạn 02: từ mốc 17 đến mốc 85.
(3) Đại diện biên giới đoạn 03: từ mốc 85 đến mốc 167.
(4) Đại diện biên giới đoạn 04: từ mốc 167 đến mốc 498.
(5) Đại diện biên giới đoạn 05: từ mốc 498 đến mốc 820.
(6) Đại diện biên giới đoạn 06: từ mốc 820 đến mốc 962.
(7) Đại diện biên giới đoạn 07: từ mốc 962 đến mốc 1300/4.
(8) Đại diện biên giới đoạn 08: từ mốc 1300/4 đến điểm kết thúc của đường biên giới.
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
Điều 35
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Như vậy, hiện nay có 09 nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Chính sách của Nhà nước về biên phòng
1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Như vậy, hiện nay, về biên phòng, Nhà nước có những chính sách nêu trên.
Trong đó, Nhà nước thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biên giới quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
- Khi nào đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, tạm thời? Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bao gồm gì?
- Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
- Cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư chỉ được thực hiện khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?