Sún răng có được đi nghĩa vụ quân sự không? Quy trình khám tuyển chọn như thế nào? Nội dung khám ra sao?
Sún răng có được đi nghĩa vụ quân sự không?
*Lưu ý: Đây là trường hợp sún 4 răng trong hàm.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân đạt sức khoẻ loại 1, loại 2, và loại 3.
Trong đó, về phương pháp phân loại sức khỏe sẽ căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám như sau:
Phương pháp phân loại sức khỏe
1. Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Phụ lục I Phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thì người mất 4 răng, trong đó có từ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa trở lên, sức nhai còn 70% trở lên thì được chấm thang điểm 3.
Vậy nên, đối chiếu với theo tiêu chuẩn trên thì sức khỏe thuộc trường hợp sún răng sẽ thuộc loại 3 (tình trạng sức khỏe khá) có thể vẫn đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia đi nghĩa vụ quân sự nếu các chỉ tiêu khám khác đều tốt.
Trường hợp khi khám những vấn đề khác mà người sún răng bị những chỉ tiêu điểm 5-6 thì có thể sẽ không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia đi nghĩa vụ quân sự.
Sún răng có được đi nghĩa vụ quân sự không? Quy trình khám tuyển chọn như thế nào? Nội dung khám ra sao? (Hình từ Internet)
Việc khám sức khỏe tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự sẽ được sắp xếp theo quy trình nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
Giai đoạn 1: Lập danh sách công dân khám;
Giai đoạn 2: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
Giai đoạn 3: Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này và thực hiện theo 2 vòng: Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy.
Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám.
Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;
Giai đoạn 4: Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
Giai đoạn 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2b Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bên cạnh đó, thì thời gian khám sức khỏe: Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Bộ Quốc phòng điều chỉnh thời gian khi cần thiết.
- Đồng thời việc tổ chức các phòng khám sức khỏe
+ Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa: Thể lực, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ). Mỗi chuyên khoa bố trí ít nhất một phòng. Các phòng khám sàng lọc tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa phải đảm bảo kín đáo, nghiêm túc, tránh ồn ào.
Thứ tự dây chuyền khám sức khỏe: Nơi chờ khám; đăng ký khám; khám thể lực; đo mạch, huyết áp; điện tim; siêu âm; ngoại khoa; da liễu; mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt; nội khoa; thần kinh; tâm thần; sản phụ khoa (nếu có nữ); kết luận. Xét nghiệm, chụp X-quang bố trí khu vực riêng nhưng phải bảo đảm có kết quả trước khi Chủ tịch Hội đồng kết luận.
+ Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với địa phương có bệnh viện đa khoa cấp huyện thì bệnh viện đa khoa chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Điều này.
Tổng quát nội dung khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:
(1) Khám về thể lực.
(2) Lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ).
(3) Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy.
Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?