Tại huyện chỉ có một trung tâm giáo dục thường xuyên thì có được chuyển đổi sang trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hay không?
- Tại huyện chỉ có một trung tâm giáo dục thường xuyên thì có được chuyển đổi sang trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hay không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên sau khi đổi thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ gì?
- Quyền hạn của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là gì?
Tại huyện chỉ có một trung tâm giáo dục thường xuyên thì có được chuyển đổi sang trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hay không?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định như sau:
"Điều 5. Các trường hợp tổ chức sáp nhập
1. Trường hợp cấp huyện có ba trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có đủ ba chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
2. Trường hợp cấp huyện có hai trung tâm công lập thì sáp nhập thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và bổ sung chức năng còn thiếu để có đủ chức năng đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
3. Trường hợp cấp huyện chỉ có một trung tâm công lập thì đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao bổ sung thêm các chức năng còn thiếu cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau khi được sáp nhập."
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thì trung tâm giáo dục thường xuyên là một trong 3 trung tâm công lập cấp huyện.
Do vậy nếu trên địa bàn huyện chỉ có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và không có các trung tâm giáo dục cấp huyện nào khác thì vẫn có thể được chuyển đổi bằng cách đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để thực hiện chức năng gồm:
- Chức năng đào tạo nghề nghiệp
- Chức năng giáo dục thường xuyên
- Chức năng hướng nghiệp
Tại huyện chỉ có một trung tâm giáo dục thường xuyên thì có được chuyển đổi sang trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên hay không? (Hình từ Internet)
Trung tâm giáo dục thường xuyên sau khi đổi thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ gì?
Sau khi được chuyển đổi thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thì sẽ có các nhiệm vụ được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV như sau:
"Điều 13. Nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
1. Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.
5. Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo.
7. Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
8. Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.
9. Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
10. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.
12. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
13. Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật."
Quyền hạn của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là gì?
Về nội dung này được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV như sau:
"Điều 14. Quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch mạng lưới các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
2. Được tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Được liên doanh, liên kết hoạt động đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.
4. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo.
5. Được tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó sau khi trung tâm giáo dục thường xuyên chuyển đổi thành trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thì sẽ có các quyền hạn như trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm giáo dục thường xuyên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân có trình độ thế nào? Người có chứng chỉ này được thực hiện những nghiệp vụ nào?
- Mức trợ cấp tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự? Mẫu giấy chứng nhận mới nhất hiện nay?
- Viết đoạn văn nghị luận về ý chí nghị lực chọn lọc hay nhất? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị hạn chế khi nào?