Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán có được mở tách biệt? Nguyên tắc bù trừ giao dịch chứng khoán?
Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán có được mở tách biệt?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Ngày giao dịch (ngày T) là ngày chứng khoán được giao dịch và khớp lệnh trên SGDCK.
2. Ngày thanh toán là ngày chứng khoán/tiền giao dịch chứng khoán được chuyển giao đồng thời cho bên mua/bên bán chứng khoán tại VSDC và ngân hàng thanh toán.
3. Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán là tài khoản tiền mà Thành viên và Tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tại Ngân hàng thanh toán để thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán tại SGDCK. Tài khoản tiền gửi này của Thành viên được mở tách biệt theo tài khoản của khách hàng trong nước, tài khoản của khách hàng nước ngoài, tài khoản của chính Thành viên.
4. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được thiết kế theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử mà người có thẩm quyền của VSDC hoặc Thành viên, tổ chức mở tài khoản trực tiếp sử dụng để xác thực thông tin dữ liệu mà mình gửi đi.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Thành viên được mở tách biệt theo tài khoản của khách hàng trong nước, tài khoản của khách hàng nước ngoài, tài khoản của chính Thành viên.
Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán là tài khoản tiền mà Thành viên và Tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải mở tại Ngân hàng thanh toán để thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng khoán tại SGDCK.
Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán có được mở tách biệt? Nguyên tắc bù trừ giao dịch chứng khoán? (Hình từ Internet)
Thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán để xác định khả năng thanh toán của Thành viên là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Cơ chế hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Nguyên tắc xác định Thành viên tạm thời mất khả năng thanh toán tiền:
a. Thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Thành viên tại Ngân hàng thanh toán để xác định khả năng thanh toán là 10h00 ngày thanh toán đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp và các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm.
b. Sau thời điểm nêu trên, các Thành viên không đủ số dư để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các giao dịch chứng khoán liên quan được coi là tạm thời mất khả năng thanh toán tiền và VSDC sẽ tự động thực hiện việc khắc phục tình trạng thiếu tiền theo cơ chế và thủ tục hỗ trợ tiền quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán để xác định khả năng thanh toán của Thành viên là 10h00 ngày thanh toán đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp và các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm.
Nguyên tắc thực hiện bù trừ giao dịch chứng khoán là gì?
Nguyên tắc thực hiện bù trừ giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023, cụ thể như sau:
(1) Đối với các giao dịch của Thành viên, việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng loại chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của Thành viên.
Việc bù trừ tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện cho từng Thành viên trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng ngày giao dịch tại SGDCK, cùng ngày thanh toán và tách biệt theo khách hàng trong nước, khách hàng nước ngoài và của chính Thành viên.
(2) Đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của các Tổ chức mở tài khoản trực tiếp, việc bù trừ trái phiếu được thực hiện theo từng loại trái phiếu trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại VSDC của Tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Việc bù trừ tiền giao dịch trái phiếu được thực hiện trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch trái phiếu có cùng ngày giao dịch tại SGDCK và cùng ngày thanh toán.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?