Tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật chỉ được sử dụng rộng rãi trong trường hợp nào?
- Hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?
- Các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật chỉ được sử dụng rộng rãi trong trường hợp nào?
- Đơn vị mang tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước ra khỏi lưu trữ cơ quan để phục vụ công tác phải được sự đồng ý của ai?
Hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?
Theo khoản 11, khoản 12 Điều 2 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 giải thích như sau:
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Đối tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu
1. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước được sử dụng để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu riêng chính đáng của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Kiểm toán Nhà nước.
2. Các đơn vị, cá nhân trong ngành đến khai thác, sử dụng tài liệu vì mục đích công vụ phải có văn bản, giấy đề nghị của đơn vị và được sự đồng ý của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (đối với hồ sơ, tài liệu được bảo quản tại lưu trữ cơ quan Kiểm toán Nhà nước), thủ trưởng đơn vị của các Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp (đối với hồ sơ, tài liệu được bảo quản tại lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp). Cá nhân khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan Kiểm toán Nhà nước vì mục đích riêng phải có đơn xin sử dụng tài liệu gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (thông qua Văn phòng Kiểm toán Nhà nước) xem xét, quyết định. Cá nhân khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của các Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp vì mục đích riêng phải có đơn xin sử dụng tài liệu gửi thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định.
3. Các cơ quan, cá nhân ngoài Kiểm toán Nhà nước đến khai thác, sử dụng, nghiên cứu tài liệu vì mục đích công vụ phải có giấy giới thiệu của cơ quan cử đến và ghi rõ mục đích nghiên cứu tài liệu và phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước (đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan Kiểm toán Nhà nước), thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp (đối với tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp).
...
Theo đó, hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước được sử dụng để phục vụ nhu cầu công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu riêng chính đáng của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành Kiểm toán Nhà nước.
Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật chỉ được sử dụng rộng rãi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 37 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Đối tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu
...
5. Các tài liệu lưu trữ thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật chỉ được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau đây:
a) Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu “mật” nhưng chưa được giải mật;
c) Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu “tối mật”, “tuyệt mật” nhưng chưa được giải mật.
...
Theo quy định trên, các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước thuộc danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật chỉ được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau:
- Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu “mật” nhưng chưa được giải mật;
- Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu “tối mật”, “tuyệt mật” nhưng chưa được giải mật.
Đơn vị mang tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước ra khỏi lưu trữ cơ quan để phục vụ công tác phải được sự đồng ý của ai?
Theo khoản 6 Điều 37 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Đối tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu
...
6. Trường hợp đơn vị, cá nhân mang tài liệu lưu trữ ra khỏi lưu trữ cơ quan để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị (đối với các Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp) và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó.
Như vậy, trường hợp đơn vị mang tài liệu lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước ra khỏi lưu trữ cơ quan để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài liệu kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?