Tải mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất hiện nay? Một người có thể có hơn 1 mã số thuế không?
Tải mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất hiện nay?
Mã số thuế được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Hiện nay, không có văn bản nào quy định mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, theo đó, cá nhân có thể tự soạn thảo hoặc tham khảo mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân sau đây:
TẢI VỀ Mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân
*Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo
Cá nhân có thể tham khảo 02 cách tra cứu mã số thuế sau đây:
(A) Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang Tổng cục thuế
- Bước 1: Truy cập vào Trang thông tin của Tổng cục thuế tại địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp
- Bước 2: Nhập số CMND/CCCD và mã xác nhận. Sau đó nhấn Tra cứu.
- Bước 3: Xem mã số thuế cá nhân
(B) Tra cứu mã số thuê cá nhân trên trang Thuế điện tử
- Bước 1: Truy cập vào Trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn/
- Bước 2: Chọn cá nhân
- Bước 3: Chọn Tra cứu thông tin NNT
- Bước 4: Nhập số CMND/CCCD và mã xác nhận. Sau đó nhấn Tra cứu.
- Bước 5: Xem mã số thuế cá nhân.
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cấu trúc mã số thuế như sau:
(1) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
(2) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
TẢI VỀ Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo mã số thuế
Tải mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất hiện nay? Một người có thể có hơn 1 mã số thuế không? (Hình từ Internet)
Một người có thể có hơn 1 mã số thuế hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 về việc cấp mã số thế như sau:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
...
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
...
Theo đó, một người chỉ được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của người đó.
Do đó, một người chỉ có 1 mã số thuế duy nhất, không có mã số thuế thứ 2.
Trách nhiệm sử dụng mã số thuế cá nhân được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế có trách nhiệm đăng ký thuế và sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc sử dụng mã số thuế được quy định tại Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;
Khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
(2) Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.
(3) Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
(4) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.
(5) Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
(6) Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
(7) Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký mã số thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?