Tải Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất hiện nay? Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm những gì?
Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.
Trong đó, nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình (theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP).
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 cũng như các văn bản liên quan không đề cập về mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
Tuy nhiên, kế hoạch bảo trì công trình xây dựng phải bao gồm những nội dung nêu tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
- Tên công việc thực hiện;
- Thời gian thực hiện;
- Phương thức thực hiện;
- Chi phí thực hiện.
Dưới đây là mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất hiện nay (chỉ mang giá trị tham khảo):
Tải về Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất hiện nay
Tải Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng mới nhất hiện nay? Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm những gì? (hình từ internet)
Việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự nào? Gồm bao nhiêu bước?
Theo Điều 30 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì việc bảo trì công trình xây dựng gồm các bước sau:
Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Như vậy, việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo 05 bước sau:
Bước 01: Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
Bước 02: Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
Bước 03: Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
Bước 04: Đánh giá an toàn công trình.
Bước 05: Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
Những tài liệu nào được sử dụng để phục vụ bảo trì công trình xây dựng?
Theo Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấp hơn 5% giá trị hợp đồng.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
6. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
7. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
...
Theo đó, tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
- Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
- Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo trì công trình xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?