Tái nhập hàng hóa để tiêu hủy tại Việt Nam có bị cơ quan Hải quan thu thuế hay không? Thủ tục, hồ sơ tái nhập như thế nào?
Hàng bị hoàn lại để tiêu hủy tại Việt Nam có thuộc trường hợp tái nhập hàng hóa xuất khẩu hay không?
Tái nhập để tiêu hủy (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại như sau:
Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Theo đó thì việc hàng hóa bị hoàn lại để tiêu hủy tại Việt Nam được xem là hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu, tuy nhiên không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.
Hồ sơ, thủ tục hải quan trong trường hợp tái nhập hàng hóa để tiêu hủy gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
* Về hồ sơ gồm có:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
- Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
* Thủ tục thực hiện theo Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Tái nhập hàng hóa để tiêu hủy tại Việt Nam có bị cơ quan Hải quan thu thuế hay không?
Tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan có quy định chi tiết đối với trường hợp này như sau:
Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
...
4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
....
Như vậy, cơ quan hải quan sẽ không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập để tiêu hủy tại Việt Nam của công ty chị (nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định).
Về hồ sơ không thu thuế hiện nay ban tư vấn mới chỉ tìm thấy hướng dẫn tại điểm a.1 khoản 1 Điều 13 Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành thì:
Trường hợp không thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người nộp thuế gửi công văn đề nghị không thu thuế qua Hệ thống theo Mẫu số 6 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, hoặc bản giấy theo Mẫu số 14/TXNK Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính; các chứng từ quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP bao gồm:
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế;
- Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu nếu là hình thức xuất khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế;
- Hóa đơn thương mại theo hợp đồng xuất khẩu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu sau đó phải tái nhập (trừ xuất khẩu vào khu phi thuế quan): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế;
- Hóa đơn của người xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hóa đơn đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan phải tái nhập: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế;
- Hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hóa có sai sót phải nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hóa trả lại trong công văn đề nghị không thu thuế;
- Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh quốc tế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa phải tái nhập phải nộp thêm văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị không thu thuế.
* Lưu ý: Tại Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định về hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tái nhập hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?