Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Tái phát sóng là gì?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có giải thích tái phát sóng là việc truyền dẫn phát sóng lại sau thời gian phát sóng hoặc tiếp sóng chương trình cùng thời gian phát sóng của một tổ chức phát sóng.
Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Sử dụng chương trình phát sóng
1. Chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan.
Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng.
Hành vi tái phát sóng chương trình phát sóng mà chưa có sự đồng ý chủ sở hữu thì xâm phạm quyền tác giả hay quyền liên quan?
Hành vi tái phát sóng chương trình phát sóng mà chưa có sự đồng ý chủ sở hữu thì xâm phạm quyền tác giả hay quyền liên quan, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 67 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan
…
3. Hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với chương trình phát sóng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng: Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Xâm phạm quyền sao chép bản định hình chương trình phát sóng: Thu, giải mã, nhân bản, sao chép, trích, ghép toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 31 và Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng: Định hình chương trình phát sóng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật;
d) Xâm phạm quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản định hình chương trình phát sóng dưới dạng hữu hình: Phân phối, nhập khẩu để phân phối bản định hình chương trình phát sóng dưới dạng hữu hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31 và Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ;
đ) Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Hành vi xâm phạm quyền liên quan còn có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm pháp lý quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện trên bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để bảo vệ quyền của mình theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 31 và Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ;
...
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi tái phát sóng chương trình phát sóng mà chưa có sự đồng ý chủ sở hữu thì xâm phạm quyền liên quan.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình truyền hình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?