Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán, chứng từ, sổ kế toán nào?
- Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán nào?
- Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại chứng từ, sổ kế toán nào?
- Báo cáo kế toán đối với tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước có áp dụng hạch hoán kế toán tài sản cố định hay không?
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định đối với kế toán tài sản cố định sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- TK 304001- Tài sản cố định hữu hình
- TK 304002- Tài sản cố định vô hình
- TK 30400501- Hao mòn tài sản cố định hữu hình
- TK 30400502- Hao mòn tài sản cố định vô hình
- TK 313001- Mua sắm tài sản cố định
- TK 501001- Vốn được cấp
- TK 501002- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định
- TK 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản
- TK 501999- Vốn khác
- TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính
- TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh
- TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
- TK 811001- Khấu hao cơ bản tài sản cố định
- TK 81100301- Chi về thanh lý tài sản cố định
- TK 811006- Chi thuê tài sản
- TK 00900199- Tài sản khác giữ hộ
- TK 009002- Tài sản thuê ngoài
Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước.
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại tài khoản kế toán, chứng từ, sổ kế toán nào? (Hình từ Internet)
Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại chứng từ, sổ kế toán nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ, sổ kế toán chủ yếu sau:
- Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định (Phụ lục 03)
- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Phụ lục 04)
- Biên bản nghiệm thu và giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Phụ lục 05)
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Phụ lục 06)
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Phụ lục 07)
- Thẻ tài sản cố định (Phụ lục 08)
- Sổ tài sản cố định (Phụ lục 09)
- Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định (Phụ lục 10)
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Phụ lục 11)
- Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 12)
- Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 13)
- Bộ hóa đơn, chứng từ tài sản cố định của nhà cung cấp.
Báo cáo kế toán đối với tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc gì?
Nội dung này được quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2019/TT-NHNN như sau:
Báo cáo kế toán
1. Nguyên tắc lập và gửi các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu
Các đơn vị NHNN lập và gửi các báo cáo kế toán đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các đơn vị NHNN chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.
2. Các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu gồm:
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 24)
- Báo cáo kiểm kê công cụ, dụng cụ (Phụ lục 25)
- Báo cáo kiểm kê vật liệu (Phụ lục 26)
- Báo cáo trích khấu hao TSCĐ (theo Quý) (Phụ lục 27)
- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Phụ lục 28)
- Báo cáo kiểm kê các loại tài sản khác đơn vị đang quản lý và giữ hộ (Phụ lục 29).
Theo đó thì các đơn vị Ngân hàng Nhà nước lập và gửi các báo cáo kế toán về tài sản cố định đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.
Đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước có áp dụng hạch hoán kế toán tài sản cố định hay không?
Tại Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là Vụ Tài chính- Kế toán, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Quản trị, Chi cục Công nghệ thông tin, Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố), các đơn vị thực hiện hạch toán trên hệ thống tài khoản kế toán NHNN (sau đây gọi chung là các đơn vị NHNN).
Các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN không áp dụng quy định hạch toán kế toán tại Thông tư này mà chỉ áp dụng quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó thì các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ không thực hiện hạch hoán kế toán tài sản cố định theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mà chỉ áp dụng quy định về thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình được quy định tại Phục lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 35/2019/TT-NHNN.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản cố định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?