Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?

Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu? Nguyên giá này có thể thay đổi được hay không? Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức nào? - Câu hỏi của chị Hoàng Ân (Tp.HCM).

Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?

Tại Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như sau:

Quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu
1. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của NHNN. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà NHNN đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí của NHNN.
3. Tiêu chuẩn ghi nhận công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, tham gia nhiều lần vào quá trình hoạt động của đơn vị NHNN, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.
4. Tiêu chuẩn ghi nhận vật liệu
Vật liệu là đối tượng lao động sử dụng cho hoạt động của NHNN, không được phân loại là công cụ, dụng cụ, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.

Theo đó đối với tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng nhà nước phải có giá trị nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên, bên cạnh đó còn phải bảo đảm có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu?

Tài sản cố định hữu hình của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có giá trị nguyên giá tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nguyên giá tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi được hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định nguyên giá tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi, tuy nhiên chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:

- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định; Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Lưu ý:

- Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định (trừ tài sản cố định là quyền sử dụng đất), đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định và thực hiện kế toán.

Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí như diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục.

- Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất, đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất và thực hiện kế toán.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán được tính theo công thức sau:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định

Ngô Diễm Quỳnh

Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản cố định có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 72/2024 Bộ Quốc phòng từ ngày 1/01/2025 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã? Hướng dẫn ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định của hợp tác xã?
Pháp luật
Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định Bộ Quốc phòng từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
File Excel Bảng kiểm kê tài sản cố định dành cho doanh nghiệp mới nhất? Những lưu ý khi lập bảng kiểm kê tài sản cố định?
Pháp luật
Mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định mới nhất? File excel mẫu quản lý tăng giảm tài sản cố định ở đâu?
Pháp luật
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200? Hướng dẫn cách ghi Thẻ tài sản cố định? Mục đích của Thẻ tài sản cố định?
Pháp luật
Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi được xác định thế nào? Các chi phí tư vấn, quản lý dự án có được trích khấu hao vào tài sản cố định hay không?
Pháp luật
Tài sản cố định không sử dụng thì có được xem là công cụ dụng cụ không? Các chi phí sửa chữa tài sản cố định có được hạch toán trực tiếp hay không?
Pháp luật
Thời điểm bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định từ khi nào? Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được quy định ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào