Tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước nếu không được sử dụng nữa thì có bị thu hồi hay không?
- Tài sản công tại cơ quan nhà nước có thể xử lý thông qua những hình thức nào?
- Tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước nếu không được sử dụng nữa thì có bị thu hồi hay không?
- Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước?
- Cơ quan nhà nước lập báo cáo tình hình thu hồi tài sản công theo mẫu nào?
Tài sản công tại cơ quan nhà nước có thể xử lý thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định một số hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
Hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý.
6. Tiêu hủy.
7. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước nếu không được sử dụng nữa thì có bị thu hồi hay không? (Hình từ Internet)
Tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước nếu không được sử dụng nữa thì có bị thu hồi hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về các trường hợp thu hồi tài sản công như sau:
Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu tài sản công là trụ sở làm việc không được sử dụng quá 12 tháng thì sẽ bị thu hồi.
Do đó, bạn cần xác định xem thời gian không sử dụng trụ sở làm việc nói trên đã quá 12 tháng hay chưa để biết được trụ sở làm việc đó có bị thu hồi hay không.
Đồng thời, khoản 4 Điều này quy định các hình thức xử lý tài sản công sau khi bị thu hồi như sau:
4. Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Giao cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
b) Điều chuyển theo quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Bán, thanh lý theo quy định tại Điều 43 và Điều 45 của Luật này;
d) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
đ) Hình thức xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công như sau:
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi:
a) Trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý;
b) Tài sản không phải là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý phải thu hồi nhưng bộ, cơ quan trung ương không thu hồi;
c) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý phải thu hồi nhưng địa phương không thu hồi.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Trường hợp phát hiện tài sản công do cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý trên địa bàn địa phương bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, cho thuê hoặc thực hiện các hoạt động khác không đúng quy định mà phải thu hồi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, tùy vào tài sản công là trụ sở làm việc bị thu hồi thuộc quản lý của cơ quan nào hoặc tình trạng như thế nào mà thẩm quyền thu hồi cũng được quy định khác nhau.
Cụ thể, thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công là trụ sở làm việc có thể thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi theo thẩm quyền luật định.
Cơ quan nhà nước lập báo cáo tình hình thu hồi tài sản công theo mẫu nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định về biểu mẫu báo cáo công khai tình hình xử lý tài sản công nói chung, bao gồm hình thức thu hồi tài sản công như sau:
Biểu mẫu công khai tài sản công
1. Công khai tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng:
..
d) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09d-CK/TSC;
...
Cụ thể, mẫu số 09d-CK/TSC ban hành kèm theo Thông tư 144/2017/TT-BTC được quy định như sau:
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?