Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù thì việc quản lý chi phí thực hiện như thế nào?
- Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại có trách nhiệm nào cần thực hiện khi đã có quyết định xử lý tài sản?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù thì việc quản lý chi phí thực hiện như thế nào?
- Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đền bù cho tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được chuyển vào tài khoản của cơ quan nào?
Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại có trách nhiệm nào cần thực hiện khi đã có quyết định xử lý tài sản?
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý sau khi xử lý tài sản như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
c) Quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất, hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Như vậy, cơ quan quản lý sau khi xử lý tài sản kết cấu hạ tàng hàng hải bị hủy hoại thì có trách nhiệm phải thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan thẩm quyền.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù thì việc quản lý chi phí thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 25 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý chi phí xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
6. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để đảm bảo khôi phục hoạt động hàng hải an toàn, thông suốt.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý số tiền bồi thường thiệt hại tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này, sau khi trừ chi phí liên quan (nếu có) nộp ngân sách nhà nước theo quy định và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Theo quy định thì Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để đảm bảo khôi phục hoạt động hàng hải an toàn, thông suốt.
Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thì số tiền bồi thường sẽ được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Sau khi trừ chi phí liên quan (nếu có) thì phần còn lại sẽ được chuyển vào Ngân sách Nhà nước và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù thì việc quản lý chi phú thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đền bù cho tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại được chuyển vào tài khoản của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
b) Sở Tài chính (nơi cơ quan quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý.
...
Tùy vào tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bị hủy hoại mà số tiền đền bù từ doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được chuyển vào vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do các cơ quan khác nhau làm chủ tài khoản, cụ thể như sau:
- Tài khoản của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công;
- Tài khoản của Sở Tài chính (nơi cơ quan quản lý tài sản đóng trụ sở) đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?