Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xây dựng mới chưa có quyết toán nhưng đã được phê duyệt thì ghi vào sổ kế toán ra sao?
- Có cần nộp kèm báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải vào hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hay không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được nhiều nhóm đối tượng quản lý thì việc ghi sổ kế toán thực hiện như thế nào?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xây dựng mới chưa có quyết toán nhưng đã được phê duyệt thì ghi vào sổ kế toán ra sao?
Có cần nộp kèm báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải vào hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hay không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm;
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý;
b) Quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận tải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định nêu trên thì cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, trong đó bao gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Như vậy, cần phải nộp kèm báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải vào hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (Hình từ Internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được nhiều nhóm đối tượng quản lý thì việc ghi sổ kế toán thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 43/2018/NĐ-CP định về việc ghi sổ kế toán như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thực hiện mở sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán.
...
Theo quy định thì trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xây dựng mới chưa có quyết toán nhưng đã được phê duyệt thì ghi vào sổ kế toán ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán; trường hợp chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá quy ước để xác định giá trị tài sản làm nguyên giá ghi sổ kế toán; giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, đầu tư xây dựng theo quy định;
c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
...
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán.
Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?