Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam bao gồm những gì? Quản lý, sử dụng như thế nào?
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam bao gồm những gì?
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam theo Điều 24 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
(1) Tài sản của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, bao gồm:
Trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản hợp pháp khác của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc. Các tài sản này được hình thành từ kinh phí nhà nước cấp, hỗ trợ; kinh phí thu từ hoạt động kinh tế và dịch vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ, tặng theo quy định của pháp luật.
(2) Tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
a) Các khoản thu, bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao và tạo điều kiện để hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Hội phí do thành viên đóng góp.
- Thu từ hoạt động kinh tế và dịch vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
- Các hoạt động gây quỹ, khoản đóng góp, ủng hộ, viện trợ, tài trợ, tặng của các thành viên, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi, bao gồm: chi các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam như thế nào?
Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính Điều 25 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 cụ thể:
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động.
Nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
2. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác để xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn các thành viên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
4. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
5. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.
6. Nhận ủy quyền, thay mặt thành viên thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định pháp luật.
7. Tập hợp, vận động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương trên phạm vi cả nước. Tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm triển khai và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức và thành viên trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
8. Tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và hỗ trợ thành viên; huy động nguồn lực hợp pháp trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với tổ chức ở các nước theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và tổ chức thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ, viện trợ để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
11. Tập hợp, liên kết phát triển thành viên; củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
12. Phối hợp với cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh; xây dựng, thực hiện các giải pháp, chương trình, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
13. Thực hiện các nhiệm vụ trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được Đảng và Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giao hoặc ủy nhiệm.
14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?