Tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng từ 01 năm trở lên thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý như thế nào?
Tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng từ 01 năm trở lên thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù như sau:
Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù
1. Đối với vật chứng là chất độc, hóa chất nguy hiểm, ma túy (số lượng lớn) hoặc các loại vật chứng đặc thù khác phải tiêu hủy, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường, cơ quan thi hành án dân sự phải lập kế hoạch (bao gồm cả kinh phí xử lý), phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành thuê tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Trường hợp có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì có thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn.
2. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng từ 01 năm trở lên, chưa xử lý (trừ trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ đang phải bảo quản theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền), cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp và các cơ quan chức năng để xác định tình trạng, lập danh sách vật chứng, tài sản tạm giữ còn tồn đọng, chưa xử lý và tiến hành xử lý như sau:
a) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà vụ án bị đình chỉ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiến hành xử lý theo quy định.
b) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định; Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chưa chuyển giao tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị các cơ quan có liên quan nêu trên chuyển giao để tiến hành xử lý theo quy định.
c) Đối với trường hợp không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ hoặc không có tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì tổ chức họp liên ngành với các cơ quan có liên quan ở địa phương (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tài chính) thống nhất phương án, biện pháp xử lý.
Trường hợp không thống nhất được phương án, biện pháp xử lý thì báo cáo cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự để được chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Trong trường hợp tài sản tạm giữ bị tồn đọng tại kho vật chứng từ 01 năm trở lên thì cơ quan thi hành án dân sự cần phải phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp và các cơ quan chức năng để xác định tình trạng, lập danh sách vật chứng, tài sản tạm giữ còn tồn đọng, chưa xử lý và tiến hành xử lý như sau:
(1) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà vụ án bị đình chỉ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiến hành xử lý theo quy định.
(2) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định; Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chưa chuyển giao tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị các cơ quan có liên quan nêu trên chuyển giao để tiến hành xử lý theo quy định.
(3) Đối với trường hợp không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ hoặc không có tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì tổ chức họp liên ngành với các cơ quan có liên quan ở địa phương (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tài chính) thống nhất phương án, biện pháp xử lý.
Trường hợp không thống nhất được phương án, biện pháp xử lý thì báo cáo cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự để được chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng từ 01 năm trở lên thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc chỉ đạo xử lý tài sản bị tạm giữ tồn đọng tại kho vật chứng sẽ thuộc thẩm quyền của của ai?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
...
4. Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc giao nhận, bảo quản xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng.
6. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, nơi cụm kho vật chứng được xây dựng có trách nhiệm làm đầu mối đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh khu vực cụm kho; ban hành quy chế phối hợp trong việc bảo vệ cụm kho vật chứng (nếu thấy cần thiết).
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng.
Tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng bị hư hỏng thì cần xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về trường hợp tài sản bị tạm giữ bị hư hỏng như sau:
Xử lý trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng
Khi phát hiện vật chứng, tài sản tạm giữ đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, không còn giá trị, biến chất nguy hiểm, có thể gây mất an toàn thì xử lý như sau:
1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất thì phải làm rõ trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra; xác minh làm rõ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.
2. Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng thì thực hiện tiêu hủy theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP.
...
Theo quy định trên thì tài sản tạm giữ tồn đọng trong kho vật chứng nếu bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành tiêu hủy.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?