Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải niêm yết công khai những thông tin gì?
- Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải niêm yết công khai những thông tin gì?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý và trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc tham gia tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng hay không?
- Thời gian và nội dung khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?
Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải niêm yết công khai những thông tin gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định về nội dung cần niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
- Tại trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung sau đây:
+ Lịch tiếp người được trợ giúp pháp lý;
+ Nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý;
+ Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
+ Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm;
+ Nội dung khác (nếu cần thiết).
- Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung nêu trên phù hợp với hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý cũng có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các nội dung này trong phạm vi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải niêm yết công khai những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Người thực hiện trợ giúp pháp lý và trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc tham gia tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng hay không?
Tại Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
3. Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý chỉ yêu cầu áp dụng với trợ giúp viên pháp lý.
Thời gian và nội dung khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?
Về thời gian và nội dung khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2018/TT-BTP (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BTP) như sau:
Nghĩa vụ tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của Trợ giúp viên pháp lý
1. Thời gian tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của Trợ giúp viên pháp lý tối thiểu là 08 giờ/năm.
2. Các nội dung tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc cho Trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
3. Các hình thức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc được tổ chức phù hợp với nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc trong năm:
a) Được cử đi học hoặc nghỉ ốm từ 6 tháng trở lên;
b) Được cử biệt phái đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Nghỉ thai sản; Trợ giúp viên pháp lý là nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp về việc thực hiện nghĩa vụ tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của từng Trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn, trong đó nêu rõ tên, hình thức, nội dung, thời gian, đơn vị tổ chức tập huấn. Trường hợp không phải tham gia thì ghi rõ lý do.
Theo đó, thời gian tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của Trợ giúp viên pháp lý tối thiểu là 08 giờ/năm.
Các nội dung tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc cho Trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
- Kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Các kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?