Tải về mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân đẹp? Lưu ý khi trình bày mẫu bìa báo cá thành tích cá nhân?
Tải về mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân đẹp? Lưu ý khi trình bày mẫu bìa báo cá thành tích cá nhân?
Cá nhân có thể tự thiết kế hoặc tham khảo mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân dưới đây:
Tải về Mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân số 01
Tải về Mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân số 02
Lưu ý khi trình bày mẫu bìa báo cá thành tích cá nhân?
Khi trình bày mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân, cần lưu ý một số điểm để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả.
Trước hết, tính chính xác là yếu tố hàng đầu, bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin như họ tên, chức vụ, ngày sinh, số điện thoại và email để tránh sai sót trước khi in ấn.
Mẫu bìa cần thiết kế đơn giản, gọn gàng và hài hòa, với màu sắc trang nhã, không quá nổi bật, tránh lạm dụng hoa văn hoặc hình ảnh không liên quan làm mất cân đối.
Kích thước chữ, cỡ chữ và kiểu chữ nên được chọn phù hợp với tổng thể, có thể in đậm, nghiêng hoặc dùng màu để làm nổi bật các thông tin quan trọng.
Tiêu đề và các nội dung quan trọng nên được in hoa để dễ đọc và tạo điểm nhấn, đồng thời bố trí các thông tin ở chính giữa trang bìa để tạo sự cân đối. Nếu có thể, bổ sung hình ảnh hoặc biểu tượng liên quan sẽ làm bìa thêm sinh động, và đừng quên đánh số trang nếu báo cáo có nhiều nội dung để tiện theo dõi.
Lưu ý:
Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (khoản 5 Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP)
Tải về mẫu bìa báo cáo thành tích cá nhân đẹp? Lưu ý khi trình bày mẫu bìa báo cá thành tích cá nhân? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết hoa trong báo cáo thành tích cá nhân chuẩn văn bản hành chính?
Cách viết hoa trong báo cáo thành tích cá nhân chuẩn văn bản hành chính được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI
1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,...
2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,...
b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
(1) Tên địa lý Việt Nam
- Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...
- Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...
- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...
+ Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,...
....
>> Tải về Xem chi tiết hướng dẫn cách viết hoa trong văn bản hành chính
Quỹ thi đua, khen thưởng được quy định như thế nào theo Luật Thi đua, Khen thưởng?
Quỹ thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 11 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022, cụ thể như sau:
- Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
- Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
- Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo thành tích cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?