Tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trong trường hợp nào?
- Ai có quyền cho phép người dân khu vực biên giới Việt Nam sang khu vực biên giới Campuchia chăn trâu bò, gia cầm?
- Tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trong trường hợp nào?
- Khi có người bị bệnh, người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia có thể trực tiếp liên hệ với ai?
Ai có quyền cho phép người dân khu vực biên giới Việt Nam sang khu vực biên giới Campuchia chăn trâu bò, gia cầm?
Theo Điều 4 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 giải thích người dân khu vực biên giới là những người dân của mỗi Bên được phép cư trú trong khu vực biên giới, từ 15 tuổi trở lên được Nhà đương cục có thẩm quyền nước mình cấp một giấy chứng minh biên giới có ký hiệu riêng do hai Bên thỏa thuận, nhằm phân biệt với những người cư trú ngoài khu vực biên giới.
Đồng thời tại khoản a Điều 6 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 6.
a) Những người dân khu vực biên giới Bên này không được sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
b) Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thỏa thuận.
c) Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.
Căn cứ trên quy định những người dân khu vực biên giới Việt Nam được phép sang khu vực biên giới Campuchia chăn trâu bò, gia cầm trong trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên.
Lưu ý: Trường hợp sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
Tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trong trường hợp nào?
Theo khoản b Điều 10 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 10.
a) Khi có dịch bệnh người và gia súc ở một Bên, Bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
b) Trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới, cần tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới lân cận của hai Bên và ngừng việc mua bán, di chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận. Việc tạm ngừng nói trên phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.
Theo quy định nêu trên, trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới thì cần tạm ngưng việc qua lại biên giới của những người dân khu vực biên giới lân cận hai bên Việt Nam và Campuchia.
Đồng thời ngừng việc mua bán, di chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận.
Việc tạm ngừng qua lại biên giới của những người dân khu vực biên giới phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.
Lưu ý: Khi có dịch bệnh người và gia súc ở một Bên, Bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.
Tạm ngừng việc qua lại biên giới của những người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (Hình từ Internet)
Khi có người bị bệnh, người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia có thể trực tiếp liên hệ với ai?
Theo Điều 11 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 11.
Khi có người bị bệnh hoặc tai nạn, cần được cấp cứu, những người dân khu vực biên giới Bên này có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của Bên kia yêu cầu giúp đỡ, đồng thời báo cho chính quyền phía Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.
Theo quy định nêu trên khi có người bị bệnh, người dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của Bên kia yêu cầu giúp đỡ
Đồng thời báo cho chính quyền phía Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu vực biên giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?