Các địa phương cần làm gì để quản lý chặt chẽ an toàn thực phẩm trong họat động kinh doanh thực phẩm đường phố?

Trong thời gian gần đây, báo chí thường đưa tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo an toàn. Vậy Chính Phủ đã có ý kiến gì về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian qua và những hành động trong thời thời gian tới?

Quản lý an toàn thực phẩm dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ vào Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.”

Như vậy, việc quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện theo 6 nguyên tắc nêu trên.

Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố như hải sản, nội tạng động vật tại các địa phương?

Các địa phương cần phải làm gì để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố như hải sản, nội tạng động vật?

Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

“Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.”

Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tùy vào mức độ hành vi vi phạm mà xác định xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu như gây ra thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Các địa phương cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố nhất là các sản phẩm hải sản, nội tạng động vật?

Căn cứ vào kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong Thông báo 221/TB-VPCP năm 2022 đã có những ý kiến như sau:

- Trong các năm qua, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm liên tục được các cấp, các ngành tập trung, quyết liệt chỉ đạo với các giải pháp đồng bộ và đạt nhiều kết quả tích cực, bền vững.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh với các mô hình, phương thức bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm có nguy cơ gia tăng trở lại.

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chủ động xây dựng và quyết liệt tổ chức thực hiện kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian còn lại của năm 2022.

- Bộ Y tế chủ trì, cùng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tập trung tổ chức vận hành hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn.

- Bộ Y tế tiếp tục bám sát, làm việc kỹ với các tỉnh, thành phố liên quan về việc thí điểm tổ chức Ban quản lý an toàn thực phẩm để thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình tổ chức, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Về quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Các bộ, cơ quan liên quan thực hiện nghiêm kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp trong quản lý hoạt động quảng cáo, nhất là quảng cáo trên mạng xã hội.

- Về dự thảo Thông tư của Bộ Y tế về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm: Bộ Y tế chủ động làm việc trực tiếp, đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường sự đồng thuận của các doanh nghiệp với nội dụng Thông tư trên tinh thần bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe với tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra việc đưa chất gây nghiện vào một số loại thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ uống.

- Bộ Công thương tăng cường kiểm tra, có giải pháp phù hợp xử lý tình trạng ngộ độc rượu; tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt xử lý nghiêm các cơ sở dùng cồn công nghiệp pha chế thành rượu gây ngộ độc.

- Các địa phương, nhất là các đô thị lớn hết sức lưu ý, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố, đặc biệt là việc kinh doanh, chế biến các sản phẩm thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật giá rẻ…

- Các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý theo nguy cơ, đặc biệt là về nguy cơ ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu

Như vậy, theo kết luận trên thì tình trạng vi phạm quy định về an toàn thực phẩm hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng trở lại.

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có ý kiến yêu cầu các địa phương, nhất là những đô thị lớn tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố nhất là hải sản và nội tạng động vật giá rẻ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh thực phẩm

Lê Nhựt Hào

Kinh doanh thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thực phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Nhà hàng nào không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Pháp luật
Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo? Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Thực phẩm bẩn được tạo ra từ những nguồn nào? Cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn bị xử lý như thế nào, bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chợ kinh doanh thực phẩm là gì? Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với chợ kinh doanh thực phẩm được quy định thế nào?
Pháp luật
Danh sách 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh năm 2023? Trường hợp nào kinh doanh thực phẩm đông lạnh không cần GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh bị phạt vi phạm như thế nào? Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chịu trách nhiệm hình sự không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào