Tăng trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024? Trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu?
Tăng trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024? Trợ cấp người khuyết tật từ ngày 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu?
Ngày 01/7/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 1/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hệ số hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người khuyết tật như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP gồm có người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
Theo đó, mức trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024 như sau:
Đối tượng | Mức trợ cấp người khuyết tật |
- Người khuyết tật đặc biệt nặng - Trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng | 1.000.000 |
Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng | 1.500.000 |
Người khuyết tật nặng | 725.000 |
Ngoài trợ cấp xã hội hàng tháng nêu trên, người khuyết tật còn được hưởng các trợ cấp sau:
- Người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. và chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
- Người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng;
- Người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Đồng thời, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng cũng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến người khuyết tật Tải
Tăng trợ cấp người khuyết tật từ 1 7 2024
Đối tượng nào được nhận trợ cấp người khuyết tật năm 2024?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối tượng hưởng trợ cấp người khuyết tật bao gồm:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng
(Trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội).
- Người khuyết tật nặng.
Mức độ khuyết tật được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
...
Theo đó, mức độ khuyết tật được xác định như sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ cấp người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên Cổng dịch vụ công Quốc gia ra sao?
- Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân đúng không? Chỉ huy cao nhất trong QĐNDVN?
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?