Tập luyện và thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất?
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển thể dục, thể thao như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về chính sách phát triển thể dục, thể thao của Nhà nước như sau:
- Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được bố trí tăng dần hàng năm; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước.
- Đất dành cho thể dục, thể thao:
+ Quy hoạch đất dành cho thể dục, thể thao thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về bình quân diện tích đất thể dục, thể thao trên đầu người tương ứng với từng khu vực, lãnh thổ cụ thể;
+ Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho thể dục, thể thao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đất đai và pháp luật liên quan.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thể dục, thể thao; thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
+ Nội dung ưu tiên đầu tư:
++ Hỗ trợ tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng;
++ Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên thể dục, thể thao;
++ Tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao;
++ Xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm thể thao vùng hoặc khu vực;
++ Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
+ Ủy ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định danh mục các môn thể thao dân tộc.
Nhà nước quản lý hoạt động thể dục, thể thao như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về thể dục, thể thao được quy định tại Điều 6 Luật Thể dục, thể thao 2006 như sau:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể thao.
- Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục, thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể dục, thể thao.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
Sử dụng chất kích thích trong tập luyện và thi đấu thể thao
Tập luyện và thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì có bị xử lý không?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao được quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP như sau:
- Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao:
+ Sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
Danh mục chất kích thích bị cấm do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành phù hợp với quy định của Hiệp hội phòng, chống doping quốc tế;
+ Sử dụng những bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc ảnh hưởng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Hành vi gian lận trong hoạt động thể thao:
+ Gian lận tên, tuổi, giới tính trong thi đấu thể thao;
+ Trực tiếp làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao;
+ Gian lận về thành tích và tuyển chọn người vào đội tuyển thể thao, các trường năng khiếu thể thao.
- Hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao:
+ Cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao;
+ Đe dọa, xúc phạm các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thể thao.
- Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân:
+ Không tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ Không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao trong phạm vi nhiệm vụ của mình;
+ Lạm dụng quyền hoặc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Theo quy định trên, ta thấy việc sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao bị coi là hành vi bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Theo đó, hành vi này bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Như vậy, đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao sẽ bị xử lý theo hình thức phạt tiền và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao. Theo đó, mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đấu thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?