Tất cả các khoản tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự thu được bằng tiền mặt phải nộp vào đâu?
Tất cả các khoản tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự thu được bằng tiền mặt phải nộp vào đâu?
Tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2023/TT-BTP như sau:
Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự
1. Tất cả các khoản tiền thu được bằng tiền mặt trong hoạt động thi hành án dân sự phải nộp vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự ngay trong ngày thu để xử lý theo quy định pháp luật. Trường hợp đương sự nộp tiền vào cuối ngày làm việc thì phải nộp vào quỹ cơ quan ngay đầu giờ làm việc của ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp thu tiền thi hành án bằng tiền mặt ở ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì phải nộp vào quỹ cơ quan ngay trong ngày làm việc đầu tiên khi về đến trụ sở.
2. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ thu vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ theo bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, theo quy định, tất cả các khoản tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự thu được bằng tiền mặt phải phải nộp vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự ngay trong ngày thu.
Trường hợp đương sự nộp tiền vào cuối ngày làm việc thì phải nộp vào quỹ cơ quan ngay đầu giờ làm việc của ngày làm việc tiếp theo.
Lưu ý: Trường hợp thu tiền thi hành án bằng tiền mặt ở ngoài trụ sở cơ quan thi hành án dân sự thì phải nộp vào quỹ cơ quan ngay trong ngày làm việc đầu tiên khi về đến trụ sở.
Tất cả các khoản tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự thu được bằng tiền mặt phải nộp vào đâu? (Hình từ Internet)
Ghi phiếu thu tiền thi hành án trong hoạt động thi hành án dân sự như thế nào?
Phiếu thu tiền thi hành án được quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 04/2023/TT-BTP như sau:
Cách ghi, nhập thông tin biên lai thu tiền thi hành án dân sự
...
Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi chú: “thu qua chuyển khoản”;
Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán nghiệp vụ thi hành án.
Các khoản tiền thu được bằng hình thức chuyển khoản phải được thể hiện kịp thời, đầy đủ, cụ thể vào sổ kế toán thi hành án. Khi nhận được thông báo của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, trường hợp đã có quyết định thi hành án, kế toán thông báo cho Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc để lập biên lai thu tiền; trường hợp tạm thu thì thông báo cho người quản lý biên lai tạm thu lập biên lai.
5. Đối với phiếu thu tiền thi hành án thì nội dung ghi như sau:
Phần họ, tên người nộp tiền: ghi họ, tên người trực tiếp nộp tiền vào quỹ (nếu Chấp hành viên nộp tiền thì ghi người nộp tiền là họ, tên Chấp hành viên); lý do nộp tiền; phần kèm theo ghi rõ số biên lai thu tiền.
Như vậy, theo quy định, đối với phiếu thu tiền thi hành án thì nội dung ghi như sau:
- Phần họ, tên người nộp tiền: ghi họ, tên người trực tiếp nộp tiền vào quỹ (nếu Chấp hành viên nộp tiền thì ghi người nộp tiền là họ, tên Chấp hành viên);
- Lý do nộp tiền;
- Phần kèm theo ghi rõ số biên lai thu tiền.
Số tiền thi hành án được thanh toán theo thứ tự nào?
Việc thanh toán số tiền thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí, lệ phí Tòa án;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
2. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:
a) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
b) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán;
...
Như vậy, theo quy định, số tiền thi hành án dân sự sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật thi hành án dân sự 2008 thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
(1) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
(2) Án phí, lệ phí Tòa án;
(3) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?