Tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài chỉ lưu lại cảng biển 8 giờ thì có được miễn thủ tục đến, rời cảng biển hay không?
Tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài có phải làm thủ tục nhập cảnh ở mọi cảng biển khi đến Việt Nam?
Tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài có phải làm thủ tục nhập cảnh ở mọi cảng biển khi đến Việt Nam được xem xét quy định tại Điều 96 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
1. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
2. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
3. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu thuyền đến hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác thì được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Do đó, tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài không phải làm thủ tục nhập cảnh ở các cảng biển khác khi đến Việt Nam nếu đã làm thủ tục ở một cảng biển rồi.
Tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài có phải làm thủ tục nhập cảnh ở mọi cảng biển khi đến Việt Nam? (Hình từ Internet)
Khi nào thì tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài không được rời cảng biển Việt Nam?
Các trường hợp tàu thuyền không được rời cảng biển được quy định tại Điều 98 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển
1. Tàu thuyền rời cảng biển sau khi đã hoàn thành thủ tục theo quy định.
2. Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây:
a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
b) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định;
c) Phát hiện có nguy cơ khác đe dọa sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển;
d) Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp không cho tàu thuyền rời cảng biển quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho thuyền trưởng và các cơ quan liên quan biết lý do và phải làm thủ tục cho tàu thuyền rời cảng biển ngay khi lý do nêu trên không còn.
Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển thì những trường hợp tàu thuyền không được rời cảng được liệt kê nêu trên.
Do đó, đối với tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài không được rời cảng biển Việt Nam khi không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí; phát hiện có các nguy cơ khác đe dọa đến an toàn tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển; có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền,...
Tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài chỉ lưu lại cảng biển 8 giờ thì có được miễn thủ tục đến, rời cảng biển hay không?
Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 97 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt
1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác.
2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần.
Theo đó, tàu thuyền đến cảng trong trường hợp để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần.
Do đó, tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài chỉ lưu lại cảng biển 8 giờ thuộc trường hợp được giảm thủ tục đến, rời cảng biển một lần nếu tàu chở dầu quốc tịch nước ngoài đến cảng trong trường hợp để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển.
Phạm Hồng Thía
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?