Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện những hành vi nào? Khi phát hiện tàu biển gặp nạn thì ai có nghĩa vụ tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn?

An toàn hàng hải là việc rất được chú trọng trong lĩnh vực hàng hải, để đảm bảo an toàn hàng hải thì buộc các tàu thuyền phải thực hiện các yêu cầu chung đối với hoạt động của mình. Trong đó, tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện những hành vi nào? Khi phát hiện tàu biển gặp nạn thì ai có nghĩa vụ tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn?

Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện những hành vi nào?

Theo Điều 106 Nghị định 58/2017/NĐ-CP yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền như sau:

- Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.

- Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển; khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu cảng, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ. Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.

- Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

+ Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;

+ Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;

+ Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;

+ Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng; khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định; cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.

Tìm kiếm cứu nạn

Tìm kiếm cứu nạn

Khi phát hiện tàu biển gặp nạn thì ai có nghĩa vụ tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn?

Điều 107 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn như sau:

(1) Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, người phát hiện phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn, phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.

(2) Việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu thuyền khác gặp nạn trên biển hoặc trong vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người và tàu thuyền của mình phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch hướng, chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tàu thuyền bị thiệt hại nhẹ hơn phải cứu trợ tàu thuyền bị thiệt hại nặng hơn cho dù lỗi gây ra tai nạn, sự cố không phải là của tàu thuyền mình.

(3) Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển để tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn; tất cả các đối tượng được huy động có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Đối với những tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải trên luồng hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực để kịp thời tiến hành cảnh giới, lắp đặt báo hiệu hàng hải và ra thông báo hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

(4) Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

(5) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải

Tại Điều 108 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải như sau:

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết về các chướng ngại vật mới phát hiện; hư hỏng, sai lệch của hệ thống báo hiệu hàng hải hoặc thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Theo đó, khi có chướng ngại vật mới phát hiện thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm báo cho Cảng vụ hàng hải biết.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng hải

Phạm Tiến Đạt

An ninh hàng hải
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng hải
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấp độ an ninh hàng hải cấp độ 2 là gì? Cấp độ an ninh hàng hải cấp độ 1 có thể thay đổi lên cấp độ 2 không?
Pháp luật
Cấp độ an ninh hàng hải có thể chuyển cấp độ 1 lên cấp độ 3 không? Ai chịu trách nhiệm thay đổi cấp độ an ninh hàng hải?
Pháp luật
Trong duy trì và thay đổi cấp độ an ninh hàng hải thì cấp độ ba chỉ áp dụng trong thời gian như thế nào?
Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên chức danh thông tin an ninh hàng hải hạng 1 cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Viên chức thông tin an ninh hàng hải hạng 2 áp dụng hệ số lương nào? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Chủ tàu thuyền không thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Người không cung cấp thông tin an ninh hàng hải cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm chức danh Thông tin an ninh hàng hải hạng 3 thì viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Năm 2023, tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các viên chức chuyên ngành thông tin an ninh hàng hải như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ tiếp nhận, truyền phát, xử lý thông tin an ninh hàng hải phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào