Tên phân bón đặt sao cho đúng? Nhãn phân bón khác với nhãn thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

Công ty tôi trước đây sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và mới gia nhập vào thị trường sản xuất phân bón, công ty tôi vừa nghiên cứu ra loại phân bón mới có tính năng vượt trội. Nhưng lại không biết đặt tên sao cho đúng? Nhãn phân bón khác với nhãn thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Công ty tôi có nhu cầu quảng cáo phân bón đến với khách hàng thì việc quảng cáo này được pháp luật quy định ra sao?

Tên phân bón đặt sao cho đúng?

Tên phân bón đặt sao cho đúng?

Điều 47 Luật Trồng trọt 2018 quy định về đặt tên phân bón như sau:

- Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

- Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.

- Tên phân bón không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của phân bón, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Đối với phân bón hỗn hợp, trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên phân bón phải đặt theo thứ tự tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).

Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).

Nhãn phân bón khác với nhãn thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

Điều 68 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm gồm:

- Tên thương phẩm;

- Loại thuốc;

- Dạng thành phẩm;

- Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất;

- Định lượng;

- Số đăng ký;

- Ngày sản xuất;

- Số lô sản xuất;

- Hạn sử dụng;

- Xuất xứ;

- Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;

- Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

- Thông tin về mối nguy;

- Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;

- Tên, hàm lượng của dung môi, phụ gia làm thay đổi độ độc cấp tính của thuốc thành phẩm (nếu có).

Tuy nhiên, so với thuốc bảo vệ thực vật thì nhãn phân bón yêu cầu có ít thông tin hơn. Điều 48 Luật Trồng trọt 2018 quy định nhãn phân bón bao gồm các nội dung sau đây:

- Loại phân bón;

- Mã số phân bón;

- Đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”.

Quảng cáo phân bón được quy định như thế nào?

Điều 24 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

(1) Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:

a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);

d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

(2) Trình tự và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

(3) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

Theo đó, để quảng cáo phân bón cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo mẫu sau:

Mẫu số 20

TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …………….

………., ngày ……. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO PHÂN BÓN

Kính gửi: ………………………… (1)

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:…………………..Fax:……………………….E-mail:………………………..

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Kính đề nghị ……….. (1) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với phân bón sau:

TT

Loại phân bón

Tên phân bón

Mã số phân bón

Số Quyết định công nhận phân bón lưu hành

Phương tiện quảng cáo

Các tài liệu gửi kèm:

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý phân bón và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

(Ký tên, đóng dấu)

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân bón

Phạm Tiến Đạt

Phân bón
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phân bón có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân bón
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người nào thực hiện?
Pháp luật
Có thể đặt tên phân bón giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Thời gian tập huấn chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bao lâu?
Pháp luật
Cá nhân không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Phân bón đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thì được cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận nội dung quảng cáo phân bón mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất và buôn bán phân bón cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thay đổi loại phân bón sản xuất thì có phải làm thủ tục gì không? Không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi thay đổi loại phân bón sản xuất thì có sao không?
Pháp luật
Mở cửa hàng buôn bán phân bón hóa học thì phải đáp ứng điều kiện gì? Buôn bán không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bị xử phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào