Tết Dương lịch là gì và bắt nguồn từ đâu? Tết Dương lịch năm nay người lao động được nghỉ mấy ngày?
Tết Dương lịch là gì và bắt nguồn từ đâu? Tết Dương lịch năm nay người lao động được nghỉ mấy ngày?
Tết Dương lịch (hay còn gọi là Tết tây hay Tết dương) là ngày lễ tết diễn ra vào ngày 01 tháng 01 hằng năm và cũng là ngày đầu tiên trong năm theo Dương lịch.
Ngày 01/01, hay Tết Dương lịch, có nguồn gốc từ thời cổ đại, nổi bật là trong lịch sử của Đế Quốc La Mã. Vào thời kỳ này, La Mã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức chọn ngày 01/01 làm điểm khởi đầu cho năm mới, một quyết định được đưa ra vào năm 153 trước công nguyên.
Trước khi ngày 01/01 trở thành ngày lễ chính thức, ngày 25/3 (ngày phân xuân) đã từng được lựa chọn làm ngày đầu tiên của năm mới. Tuy nhiên, việc thay đổi này ban đầu gặp phải sự chần chừ của người dân, vì họ cho rằng ngày 01/01 không liên quan đặc biệt đến sự phát triển của hoa màu hay một mùa vụ cụ thể nào, chỉ đơn thuần là một ngày bình thường.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chấp nhận và công nhận ngày 01/01 là ngày quan trọng nhất trong việc bắt đầu một năm mới. Đây là dịp lễ để gia đình sum họp và tận hưởng những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới.
Tết Dương lịch thường được kỷ niệm bằng các sự kiện lớn, trong đó có pháo hoa hoành tráng vào lúc 0h00 ngày 01/01.
Đồng thời, ngày này cũng là dịp nghỉ lễ quan trọng, khi người lao động, học sinh và sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để đón chào năm mới.
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, Tết Dương lịch người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày (ngày 01/01).
Tuy nhiên, ngày 01/01/2024 rơi vào Ngày thứ 2.
Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có ngày nghỉ hằng tuần là thứ 7 và chủ nhật thì sẽ được nghỉ tổng cộng 03 ngày liên tiếp (từ ngày 30/12/2023 - đến hết ngày 01/01/2024);
Lưu ý:
Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần là chủ nhật thì được nghỉ tổng cộng 02 ngày (từ ngày 31/12/2023 - đến hết ngày 01/01/2024).
Tết Dương lịch là gì và bắt nguồn từ đâu? (Hình từ Internet)
Tết Dương lịch có được xem là một ngày lễ lớn trong nước hay không?
Các ngày lễ lớn của đất nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) được xem là một trong 07 ngày lễ lớn của nước ta bên cạnh các ngày lễ sau:
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Tết Dương lịch không được xem là một ngày lễ lớn trong nước.
Tiền lương làm việc của người lao động vào ngày Tết Dương lịch được tính thế nào?
Tiền lương làm việc của người lao động vào ngày Tết Dương lịch căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày Tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm ngày Tết Dương lịch thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết Dương lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?