Tết Hàn Thực 2024 kéo dài đến ngày bao nhiêu dương lịch? Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực 2024 kéo dài đến ngày bao nhiêu dương lịch? Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực là gì?
Theo nghĩa chữ Hán, "hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc với điển tích Giới Tử Thôi chết cháy.
Ở Trung Quốc, ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày tết Hàn thực, tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Ở Việt Nam, ngày này không phải để tưởng nhớ Tử Thôi mà có ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Tết Hàn thực của người Việt mang màu sắc dân tộc riêng, được lưu giữ lại trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, các gia đình làm bánh trôi, bánh chay cúng ông bà, tổ tiên.
Tết Hàn Thực 2024 rơi vào ngày 11/4 dương lịch (thứ Năm trong tuần) và kéo dài đến hết ngày 11/4 dương lịch.
Bánh trôi, bánh chay là một trong những món không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên vào ngày Tết Hàn Thực, được xem là biểu tượng của ngày lễ này.
Đây là đồ cúng quan trọng nhất làm nên nét riêng cho Tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ nước ta còn gọi Tết Hàn thực là ngày bánh trôi, bánh chay.
Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay:
Giữ gìn truyền thống dân tộc, hướng về tổ tiên, cội nguồn: Hình ảnh bánh trôi, bánh chay xuất hiện trên mâm cúng qua bao nhiêu thế hệ đã trở thành sợi dây gắn kết đưa truyền thống đi sâu vào trong tiềm thức của người Việt trở thành một nét đẹp văn hóa của dân ta. Thể hiện nên tấm lòng tri ân sâu sắc đối với cội nguồn và ông bà tổ tiên đã khuất.
Cầu mong thời tiết thuận hòa: Bánh trôi có hình dạng tròn đều gợi nên câu tục ngữ Mẹ tròn con vuông, còn bánh chay thì có vỏ trắng mang tính âm, nhân đậu xanh mang tính dương được bao bọc lại, thể hiện âm dương hòa hợp, cầu mong mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt.
Lưu ý: nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Tết Hàn Thực 2024 kéo dài đến ngày bao nhiêu dương lịch? Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực là gì? (Hình từ Internet)
Mâm cúng vào ngày Tết Hàn Thực thường có những gì?
Có thể tham khảo mâm cúng được kính dâng cho tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực, thường được chuẩn bị các món như:
Bánh trôi, bánh chay: Khi cúng bánh trôi, bánh chay, đảm bảo số lượng 3 hoặc 5 bát bánh chay và 3 hoặc 5 bát bánh trôi.
Hoa tươi và trầu cau: Khi chưng nên chuẩn bị các loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền, hoa huệ trắng,… và thường mọi người sẽ chọn chưng hoa cúc với ý nghĩa cầu mong tài lộc, may mắn. Về phần trầu cau cũng cần chọn loại tươi mới và chưng với số lẻ 3 hoặc 5 đĩa.
Mâm ngũ quả: Bạn có thể tùy chọn loại quả theo sở thích của gia đình nhưng vẫn đảm bảo 5 loại quả khác nhau.
Nước sạch: Ý nghĩa là sự tinh khiết, ngụ ý thể hiện tấm lòng chân thành của gia đình với bậc tổ tiên.
Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm như nhang, đèn, hoặc gà luộc, chè, xôi, rượu,… (Tùy theo điều kiện và nhu cầu của gia đình).
Lưu ý: nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Người lao động được nghỉ có lương ngày Tết Hàn Thực năm 2024 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Vậy, Tết Hàn Thực không phải là ngày lễ, tết được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.
Trừ trường hợp Tết Hàn Thực rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Có thể thấy người lao động làm việc sẽ có số ngày nghỉ nghỉ phép năm nhất định theo thời gian và tính chất công việc.
Vậy, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ vào ngày Tết Hàn Thực 2024 thì có thể xin nghỉ phép 01 ngày trong số phép năm của mình mà vẫn nhận được lương.
Ngoài ra, người lao động có thể xin nghỉ phép không hưởng lương vào ngày Tết Hàn Thực.
Tải mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất tại đâu?
(1) Mẫu đơn xin nghỉ phép năm
(2) Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết Hàn Thực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?