Thẩm phán được phân công quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người thân thích của người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có được thay đổi không?
- Thẩm phán được phân công quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người thân thích của người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có được thay đổi không?
- Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời hạn nào?
- Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải kiểm tra hồ sơ về những nội dung gì?
Thẩm phán được phân công quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người thân thích của người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có được thay đổi không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm 2022 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15) quy định như sau:
Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
1. Là người thân thích của người bị đề nghị.
2. Đã tiến hành xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong cùng vụ việc đó.
3. Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong cùng vụ việc đó.
4. Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán được quy định cụ thể trên. Như vậy, trường hợp Thẩm phán được phân công quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người thân thích của người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi thì phải thay đổi Thẩm phán.
Quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Hình từ Internet)
Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời hạn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải kiểm tra hồ sơ về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
...
Theo đó, Thẩm phán được phân công xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung sau:
- Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Phòng, chống ma túy 2021;
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?