Thẩm quyền quyết định kết quả giám định sức khỏe của nhân viên hàng không? Giám định viên y khoa hàng không được quy định thế nào?
Những loại giấy tờ nhân viên hàng không cần mang theo khi thực hiện nhiệm vụ?
Theo Điều 69 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu phải mang theo giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3. Nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nếu được đào tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận tải cho phép hoặc công nhận.
4. Người đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không phải nộp lệ phí.
Dẫn chiếu theo Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định chức danh nhân viên hàng không bao gồm những chức danh sau đây:
Chứng chỉ chuyên môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh
1. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư này, bao gồm một trong các loại sau:
a) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;
b) Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
c) Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;
d) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
2. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có văn bằng, chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu nghiệp vụ nhân viên hàng không tại cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.
3. Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này được cấp bởi Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư này.
Theo đó, nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn sau đây:
(1) Chứng chỉ chuyên môn gồm một trong 04 loại sau đây:
+ Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;
+ Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT;
+ Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;
+ Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
(2) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này được cấp bởi Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư này.
(3) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp đối với thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu.
Lưu ý: Chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có văn bằng, chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu nghiệp vụ nhân viên hàng không tại cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.
Thẩm quyền quyết định kết quả giám định sức khỏe của nhân viên hàng không?
Giám định viên y khoa hàng không được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 8.025 Phần 8 Chương C Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH SỨC KHỎE
(a) Cơ sở y tế giám định sức khỏe nhân viên hàng không tổ chức việc giám định sức khoẻ của người đề nghị; tập hợp kết quả giám định của các giám định viên y khoa, chuyển cho Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ nhân viên hàng không.
(b) Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ được Cục HKVN thành lập và uỷ quyền xem xét tổng hợp kết quả giám định, kết luận về sức khỏe theo mẫu biểu và cách thức quy định, cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ cho người đủ điều kiện.
(c) Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ báo cáo kết quả giám định, cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ lên Cục HKVN để kiểm tra, giám sát.
(d) Báo cáo kết quả giám định sức khỏe có thể gửi bằng thư điện tử nếu đảm bảo an ninh mạng. Trong trường hợp có nghi ngờ về an ninh mạng bị xâm phạm phải nhanh chóng thông báo cho Cục HKVN.
(a) Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn như đối với giám định viên y khoa hàng không và phải được huấn luyện về đánh giá các hồ sơ sức khỏe. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Hội đồng theo quy chế do Cục HKVN ban hành.
Ghi chú: Điều quan trọng là Cục HKVN phải biết được kết quả giám định sức khỏe của nhân viên hàng không được cấp Giấy chứng nhận hành nghề mà Giấy chứng nhận sức khỏe là điều kiện duy trì hiệu lực của giấy phép hành nghề.
Theo đó, việc quyết định nhân viên hàng không có Giấy chứng nhận sức khỏe có đủ tiêu chuẩn sức khỏe hay không do Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ nhân viên hàng không được Cục Hàng không Việt Nam thành lập và ủy quyền xem xét tổng hợp kết quả giám định, kết luận về sức khỏe theo mẫu biểu và cách thức quy định, cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ cho người đủ điều kiện.
Giám định viên y khoa hàng không được quy định thế nào?
Theo Điều 8.013 Phần 8 Chương B Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
(1) Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận các giám định viên y khoa hàng không của cơ sở y tế giám định sức khoẻ nhân viên hàng không để:
+ Thực hiện việc khám sức khỏe để đánh giá sự phù hợp của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ phục vụ cho việc cấp hoặc gia hạn giấy phép, năng định theo quy định của Việt Nam; và
+ Khuyến cáo việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp với nội dung quy định tại phần này để đại diện được ủy quyền của Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định.
(2) Một giám định viên y khoa hàng không phải:
+ Có năng lực và giấy phép thực hiện chuyên môn về y tế;
+ Đã qua khóa huấn luyện về y tế hàng không;
+ Chứng tỏ được khả năng về y tế hàng không;
+ Chứng tỏ sự hiểu biết các tiêu chuẩn sức khoẻ của hàng không quốc tế;
+ Chứng tỏ sự hiểu biết các hướng dẫn về hàng không quốc tế đối với AMEs;
+ Được đào tạo cập nhật và bổ sung về kiến thức y tế hàng không;
+ Có kiến thức thực hành và kinh nghiệm về các điều kiện làm việc của những người được cấp giấy phép và năng định trong khi họ thực hiện nhiệm vụ.
(3) Giám định viên y khoa hàng không, dựa trên cơ sở phán quyết của mình, có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam mọi trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe có ảnh hưởng đến an toàn bay.
Theo đó, trên đây quy định những quyền hạn của giám định viên y khoa hàng không của cơ sở y tế giám định sức khoẻ nhân viên hàng không.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhân viên hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?