Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm tra viên chính mới nhất?
Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm tra viên chính mới nhất?
Hiện nay, Thẩm tra viên chính được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A2 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương Thẩm tra viên chính mới nhất hiện nay được quy định như sau:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 1 | 4,40 | 7.920.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8.532.000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9.144.000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9.756.000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10.368.000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10.980.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11.592.000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12.204.000 |
Như vậy, Thẩm tra viên chính có thể có mức lương cao nhất là 12.204.000 đồng/tháng và mức lương thấp nhất là 7.920.000 đồng/tháng.
Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy? Bảng lương Thẩm tra viên chính mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên chính có được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử hay không?
Chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên chính được quy định tại Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
3. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
4. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo quy định nêu trên thì Thẩm tra viên chính được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
Thẩm tra viên chính thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Thẩm tra viên chính thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
5. Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo đó, Thẩm tra viên chính thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
- Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
- Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẩm tra viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?