Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không? Người có công nuôi liệt sĩ được hưởng ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ không?

Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không? Bà An làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ người có công dưỡng liệt sĩ. Trong hồ sơ có ghi, “bà An sinh năm 1941, là con đẻ của ông Bình và bà Lý. Sau khi ông Bình mất, năm 1947 mẹ của bà tái giá. Bà trực tiếp chăm sóc em là liệt sĩ Minh, sinh năm 1944”. Vây tôi xin hỏi, mẹ liệt sĩ tái giá khi bà An 6 tuổi, liệt sĩ mới 3 tuổi. Vậy, thời gian tính hưởng công nuôi dưỡng cho bà Nguyễn Thị An có được tính từ thời điểm này hay không? Và cho hỏi thêm là các chế độ nào sẽ được hưởng đối với thân nhân liệt sĩ? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long Châu đến từ Bình Phước.

Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:

Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.

Theo đó, việc nuôi dưỡng liệt sĩ ở đây được hiểu là liệt sĩ khi còn nhỏ đã không còn (không có) người nuôi dưỡng theo quy định pháp lệnh (không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng bản thân cha mẹ không có khả năng lao động và cũng không có khả năng về kinh tế để nuôi con hoặc vì lý do khác mà không thể sống cùng cha mẹ hoặc được cha mẹ cho đi làm con nuôi người khác…) và được người khác nuôi dưỡng, chăm sóc.

Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ phải là người có khả năng tự lập về kinh tế để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình (nếu có), bảo đảm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành bằng tài sản, sức lực và tình cảm, coi liệt sĩ như con đẻ của mình, được gia đình, họ tộc liệt sĩ và UBND cấp xã xác nhận.

Đối với các anh, chị, em trong cùng một gia đình thì đều phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

Tuy nhiên cần lưu ý, chăm sóc khác với nuôi dưỡng. Anh chị cũng có trách nhiệm góp phần chăm sóc, đùm bọc em cùng khôn lớn trưởng thành nhưng không được coi là người nuôi dưỡng nếu bản thân anh (chị) khi đó vẫn là người sống phụ thuộc hoặc chưa độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành.

Pháp luật về người có công với cách mạng không quy định độ tuổi của người nuôi dưỡng liệt sĩ, do đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần kiểm tra, xác minh, nếu bà thực sự độc lập được về kinh tế để tự nuôi sống bản thân và bảo đảm trách nhiệm nuôi dưỡng liệt sĩ trưởng thành thì xem xét, giải quyết chế độ người nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

Người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng (Hình từ Internet)

Người có công nuôi liệt sĩ được hưởng ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

Theo đó, con của liệt sĩ có được hưởng ưu đãi nếu thuộc trường hợp con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ;. thì sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Bên cạnh đó đối với người có công nuôi liệt sĩ sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định trên.

Người có công nuôi liệt sĩ lập hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
1. Cá nhân lập bản khai có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ kèm bản sao được chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công” và một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có văn bản đồng thuận của các thân nhân liệt sĩ; trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì phải có văn bản đồng thuận của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự. Văn bản đồng thuận do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về chữ ký, nơi thường trú và nội dung đồng thuận.
Người có công nuôi liệt sĩ phải là người đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động hoặc kinh tế để nuôi liệt sĩ.
b) Trường hợp thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi phải có thêm bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.
c) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học.
d) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng trước khi đủ 18 tuổi phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật.
đ) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, giấy xác nhận thu nhập theo Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này của Ủy ban nhân dân cấp xã.
...

Như vậy, người có công nuôi liệt sĩ sẽ lập hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi theo quy định trên để được hưởng hỗ trợ theo quy định pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng

Lê Đình Khôi

Người có công với cách mạng
Chế độ ưu đãi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người có công với cách mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người có công với cách mạng Chế độ ưu đãi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Pháp luật
Miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách người có công với cách mạng thì có được bồi thường khi thu hồi đất không?
Pháp luật
Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những nội dung gì và nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thân nhân của thương binh có được hưởng những chế độ ưu đãi gì không khi trực tiếp chăm sóc cho thương binh?
Pháp luật
Người có công với cách mạng có được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công không? Đối tượng được hỗ trợ là ai?
Pháp luật
Lương thương binh 2 4 là bao nhiêu? Thương binh 2 4 bị mất bao nhiêu % sức lao động do thương tật?
Pháp luật
Người có công với cách mạng được hưởng chính sách gì? Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng quy định ra sao?
Pháp luật
Hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng được quy định như thế nào? Mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Có hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng đã chết trước khi Quyết định 22/2013/QĐ-TTG có hiệu lực không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào