Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình?
- Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Cơ quan nào chỉ đạo tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình?
- Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong việc phòng chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
- Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Cơ quan nào chỉ đạo tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình?
Theo căn cứ tại Điều 7 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, tháng 6 hằng năm là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.
Cũng theo quy định này thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong việc phòng chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
Theo căn cứ tại Điều 48 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phòng chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.
Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình? (hình từ internet)
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình được quy định ra sao?
Theo căn cứ tại Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Như vậy, trong phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định.
Bên cạnh đó, trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình thì cá nhân cũng có trách nhiệm sau đây:
- Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?