Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong những trường hợp như sau:
- Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
5. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thanh lý tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp với quy định. Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
c) Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý); hình thức thanh lý; hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi; quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định. Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phụ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
đ) Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thanh lý thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản chưa phù hợp với quy định.
Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
- Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý;
+ Danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý);
+ Hình thức thanh lý;
+ Hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi;
+ Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
- Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định. Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thanh lý thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết cấu hạ tầng đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?