Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm những ai theo quy định?
Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm những ai?
Theo Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
1. Trưởng đoàn kiểm tra là:
a) Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
b) Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra: là công chức, viên chức, thanh tra viên; sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
3. Thành viên đoàn kiểm tra (bao gồm trưởng đoàn kiểm tra) có trình độ đại học trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc quyết định.
ủa pháp luật.
4. Người thuộc một trong các trường hợp sau không được tham gia đoàn kiểm tra:
a) Người có vốn góp vào doanh nghiệp hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn thi hành kỷ luật, xóa án tích;
đ) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm:
Trưởng đoàn kiểm tra:
- Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
- Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
Thành viên đoàn kiểm tra: là công chức, viên chức, thanh tra viên; sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm những ai theo quy định? (hình từ internet)
Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là gì?
Theo Điều 67 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Mục đích của thanh tra, kiểm tra
1. Mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Như vậy, mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá.
Nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá và phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Nguyên tắc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là gì?
Theo Điều 68 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra
1. Công tác thanh tra phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại pháp luật về thanh tra.
2. Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
b) Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
c) Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
d) Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Như vậy, việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẩm định giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?