Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận hương ước gồm những gì? Hương ước sau khi được công nhận thì có hiệu lực bắt buộc áp dụng hay không?
Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận hương ước gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 9 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước gồm những thành phần sau:
"Điều 9. Công nhận hương ước, quy ước
[...]
4. Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước được gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ bao gồm:
a) Dự thảo hương ước, quy ước đã được cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố thông qua có đủ chữ ký của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố;
b) Biên bản xác nhận kết quả cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn, biểu quyết thông qua hương ước, quy ước;
c) Công văn đề nghị công nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Tài liệu khác (nếu có)."
Theo đó, để được công nhận hương ước thì hồ sơ đề nghị công nhận cần đảm bảo có đầy đủ các thành phần nêu trên theo quy định của pháp luật,
Công nhận hương ước
Hương ước muốn được công nhận cần đảm bảo đáp ứng những điều kiện gì?
Tại khoản 2 Điều 9 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định như điều kiện cần đáp ứng để hương ước được công nhận gồm:
"Điều 9. Công nhận hương ước, quy ước
[...]
2. Hương ước, quy ước được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi nội dung, hình thức của hương ước, quy ước phù hợp với quy định tại Điều 5 của Quyết định này;
b) Hương ước, quy ước được xây dựng tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định này."
Cơ quan có thẩm quyền công nhận hương ước theo quy trình như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định như sau:
"Điều 9. Công nhận hương ước, quy ước
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước.
[...]"
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận hương ước là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quy trình công nhận hương ước được quy định tại khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 cụ thể gồm những bước sau:
"Điều 16. Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. Việc công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được thực hiện như sau:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết;
b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Hương ước sau khi được công nhận thì có hiệu lực bắt buộc áp dụng hay không?
Căn cứ Điều 11 Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định cụ thể về việc thông tin, phổ biến về nội dung của hương ước, quy ước như sau:
"Điều 11. Thông tin, phổ biến về nội dung của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận phải được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố để biết, thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Hội nghị của thôn, tổ dân phố;
b) Niêm yết công khai tại nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng;
c) Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
d) Sao gửi hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình, cá nhân;
đ) Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ thôn, tổ dân phố tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước."
Như vậy, sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận thì hương ước sẽ được thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố để biết, thực hiện.
Pháp luật hiện hành không quy định trường hợp bắt buộc người dân thực hiện hương ước, tuy nhiên, vì hương ước là một văn bản chứa đựng như quỹ tắc xử sự được xây dựng và ban hành dựa trên sự thống nhất ý kiến của người dân trong toàn thông, tổ dân phố. Do đó, người dân cần tôn trọng và thực hiện đúng quy định, nội dung hương ước đã lâp ra để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hương ước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?